Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không?
- Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không?
- Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân nhưng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân nhưng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không?
Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hay không?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 22/2015/NĐ-CP về nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề như sau:
Nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề
1. Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2 của Nghị định này.
2. Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.
5. Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản và pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Quản tài viên (Hình từ Internet)
Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân nhưng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì bị xử phạt thế nào?
Theo điểm g khoản 2 Điều 79 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề quản tài viên để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề quản tài viên của người khác để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
c) Thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp là người có liên quan với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi có căn cứ cho rằng thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu trái với quy định của pháp luật, nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hoặc không phù hợp với quy tắc đạo đức nghề nghiệp quản tài viên;
d) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ 02 doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trở lên tại cùng một thời điểm;
đ) Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân và đăng ký hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tại cùng một thời điểm;
e) Đồng thời tham gia hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại 02 doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trở lên;
g) Không đề nghị thay đổi địa điểm giao dịch; không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định đối với trường hợp quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân;
h) Không lưu trữ hồ sơ về hoạt động quản lý, thanh lý tài sản.
...
Theo đó, Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân nhưng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân nhưng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không?
Theo điểm c khoản 1 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
...
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II; Chương III; Chương IV; các Điều 78, 79 và 80; Chương VII Nghị định này.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 83 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Như vậy, Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân nhưng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 7.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt Quản tài viên này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.