Quân nhân chuyên nghiệp được thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp nào? Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ được quy định ra sao?

Quân nhân chuyên nghiệp được thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp nào? Điều kiện thôi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp được quy định ra sao? Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ được quy định như thế nào? - câu hỏi của anh Minh Trí đến từ Cần Thơ.

Quân nhân chuyên nghiệp được thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 20 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về trường hợp thôi phục vụ tại ngũ như sau:

Trường hợp thôi phục vụ tại ngũ
Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này;
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
3. Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
4. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này mà quân đội không thể bố trí sử dụng;
5. Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
6. Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này;
7. Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.

Quân nhân chuyên nghiệp được thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau:

- Hết hạn phục vụ

- Đã phục vụ đủ 6 năm, nay có nguyện vọng thôi phục vụ và được đồng ý.

- Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định;

- Quân đội không thể bố trí sử dụng;

- Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp.

- Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.

Quân nhân chuyên nghiệp được thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp nào?

Quân nhân chuyên nghiệp được thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện thôi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau:

Điều kiện thôi phục vụ tại ngũ
1. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
b) Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
c) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này.
2. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật.
3. Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
4. Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được phục viên.

Bên cạnh đó, Điều 22 nêu trên được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 162/2017/TT-BQP về điều kiện nghỉ hưu và chế độ, chính sách khi nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp như sau:

Điều kiện nghỉ hưu và chế độ, chính sách khi nghỉ hưu
1. Quân nhân chuyên nghiệp có quyết định thôi phục vụ tại ngũ, được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
b) Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
c) Đủ 40 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên quy định tại Thông tư số 213/2016/TT-BQP ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ Quốc phòng quy định chức danh chiến đấu viên trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân mà Quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được.

Như vậy, các trường hợp nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp gồm:

- Đủ điều kiện nghỉ hưu

- Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

- Đủ 40 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên mà Quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được.

Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 40 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau:

Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ
1. Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu:
a) Lương hưu được tính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và quy định của Luật này;
b) Trường hợp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật còn được hưởng trợ cấp một lần;
c) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Quân nhân chuyên nghiệp chuyển ngành:
a) Được bảo lưu mức lương, phụ cấp thâm niên tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian là 18 tháng;
b) Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và mức lương hiện hưởng. Trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương quân nhân chuyên nghiệp tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, được điều động trở lại phục vụ tại ngũ thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm và thâm niên công tác.
3. Quân nhân chuyên nghiệp phục viên:
a) Được trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp phục viên một lần; được bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Đủ 15 năm phục vụ tại ngũ trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
c) Được ưu tiên cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức;
d) Được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ theo chế độ bệnh binh:
a) Được hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù được quy đổi thời gian đó để tính hưởng quyền lợi khi thôi phục vụ tại ngũ.
6. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ được sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong ngày lễ; cuộc hội họp và giao lưu truyền thống của quân đội.
7. Chính phủ quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 1, điểm a và điểm c khoản 3, khoản 5 Điều này.

Lưu ý: Các điểm a, b của khoản 1 Điều 40 Luật Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 151/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/12/2016.

Điều kiện và chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi tại điểm b khoản 1 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 162/2017/TT-BQP.

Khoản 4 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 151/2016/NĐ-CP; Điều kiện, mức quy đổi, cách tính thời gian quy đổi công tác và chế độ trợ cấp một lần do quy đổi thời gian công tác được hướng dẫn bởi Điều 8 và Điều 9 Thông tư 162/2017/TT-BQP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,692 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào