Quản lý tính toàn vẹn của kết cấu đối với giàn cố định trên biển được quy định như thế nào mới nhất?

Tính toàn vẹn và quản lý tính toàn vẹn của kết cấu của giàn cố định trên biển là gì? Quản lý tính toàn vẹn của kết cấu đối với giàn cố định trên biển được quy định như thế nào? Câu hỏi đến từ anh L.K sống ở Long Thành.

Tính toàn vẹn và quản lý tính toàn vẹn của kết cấu của giàn cố định trên biển là gì?

Tính toàn vẹn và quản lý tính toàn vẹn của kết cấu của giàn cố định trên biển Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-13:202 quy định như sau:

Tính toàn vẹn (integrity)

Tính toàn vẹn của kết cấu là một lĩnh vực kỹ thuật, phản ảnh sự hoạt động phù hợp của kết cấu hiện có so với thiết kế (phù hợp với mục đích) trong các điều kiện làm việc bình thường và vẫn còn an toàn trong các điều kiện vượt ra ngoài thiết kế ban đầu.

Quản lý tính toàn vẹn của kết cấu (structural integrity management)

Quản lý tính toàn vẹn của kết cấu (SIM) là một quá trình liên tục được dùng để chứng minh sự phù hợp với mục đích sử dụng của kết cấu trên biển và ngăn ngừa kết cấu không bị biến hình, gãy đổ khi gặp các điều kiện vượt ra ngoài thiết kế ban đầu, cho phép kết cấu tổng thể làm việc an toàn từ lúc lắp đặt đến khi giải bản.

Quản lý tính toàn vẹn của kết cấu đối với giàn cố định trên biển được quy định như thế nào?

Quy định chung về quản lý tính toàn vẹn của kết cấu đối với giàn cố định trên biển tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-13:202 quy định như sau:

Quản lý tính toàn vẹn của kết cấu (SIM) là một quá trình liên tục được dùng để chứng minh sự phù hợp với mục đích sử dụng của kết cấu trên biển từ lúc lắp đặt đến khi giải bản. SIM đưa ra quá trình để nhận biết tác động của sự suy giảm, hư hỏng, thay đổi tải trọng và tai nạn do sự quá tải. Ngoài ra, SIM đưa ra một hướng dẫn cho việc lập kế hoạch kiểm tra, bảo trì và sửa chữa của một giàn hoặc cụm giàn. Quá trình quản lý tính toàn vẹn của kết cấu trình bày ở Hình 1, bao gồm bốn phần chủ yếu: dữ liệu, đánh giá, chiến lược và chương trình.

Dữ liệu bao gồm thông tin từ thiết kế ban đầu của kết cấu, kết quả kiểm tra trong suốt vòng đời của một kết cấu, ảnh hưởng của sự hư hỏng và sự suy giảm được tìm thấy thông qua khảo sát, quá tải, thay đổi về tải trọng và/hoặc việc sử dụng, số liệu cũng có thể lấy từ những dự án phát triển công nghệ hoặc kinh nghiệm vận hành của những kết cấu tương tự.

Trong suốt vòng đời của một giàn, số liệu mới được thu thập thông qua việc kiểm tra hằng năm, kiểm tra bất thường, kiểm tra trung gian và kiểm tra định kỳ, kết quả của những sự kiện tai nạn, từ những hoán cải theo kế hoạch, hoặc từ những bổ sung của giàn.

Dữ liệu này phải được đánh giá kỹ thuật được chứng nhận để chứng minh sự phù hợp với mục đích sử dụng hoặc điều chỉnh chiến lược quản lý tính toàn vẹn của kết cấu, nếu cần thiết. Kết quả từ việc đánh giá được sử dụng để đề ra và sau đó thực hiện chiến lược kiểm tra thượng tầng, phần trên mặt nước và phần dưới nước.

Chương trình là việc thực hiện phạm vi các công việc kiểm tra chi tiết, bảo trì và sửa chữa, như được xác định từ chiến lược quản lý tính toàn vẹn của kết cấu.

Quản lý tính toàn vẹn của kết cấu đối với giàn cố định trên biển

Quản lý tính toàn vẹn của kết cấu đối với giàn cố định trên biển

(Hình từ Internet)

Các yếu tố phải xem xét tính toàn vẹn của kết cấu đối với giàn cố định trên biển trong việc đánh giá?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-13:202 quy định như sau:

Các yêu cầu phải xem xét trong việc đánh giá, bao gồm:

- Tuổi của giàn, điều kiện, tiêu chí thiết kế ban đầu;

- Kết quả phân tích và giả định của thiết kế ban đầu hoặc đánh giá sau này;

- Độ bền dự trữ của giàn và độ dự phòng của kết cấu;

- Mức thiên về an toàn hoặc không chắc chắn trong các chỉ tiêu về môi trường biển;

- Chất lượng chế tạo và sự xuất hiện của việc phải chế tạo lại hoặc hàn lại bất kỳ;

- Sự xuất hiện của bất kỳ hư hỏng nào trong quá trình vận chuyển hoặc lắp đặt;

- Tần suất kiểm tra trong quá trình chế tạo, vận chuyển và lắp đặt;

- Các phát hiện khi kiểm tra trong vận hành;

- Các bài học từ các giàn tương tự;

- Sự hoán cải, bổ sung và sửa chữa/ gia cường cho giàn;

- Tai nạn (cháy, nổ, va chạm tàu, vật rơi,...) hoặc môi trường biển hoặc bị vượt quá tải trọng thiết kế;

- Độ nhạy cảm với mỏi;

- Sự làm việc trước đó của hệ thống bảo vệ chống ăn mòn;

- Các ảnh hưởng nguy hiểm của giàn tới các hoạt động khác;

- Dữ liệu theo dõi của giàn.

Trong nhiều trường hợp, phần lớn dữ liệu này sẽ không có sẵn; tuy nhiên dữ liệu bị thiếu có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá, xây dựng chiến lược và chương trình khi thực hiện quản lý tính toàn vẹn của kết cấu giàn.

Khi dữ liệu đặc trưng không có sẵn hoặc không chính xác, các khảo sát về kết cấu và thiết bị phải được thực hiện để thu thập thông tin cần thiết. Việc này có thể sẽ thuận lợi hơn khi đưa ra một giả thiết thích hợp dễ dàng hơn khi tiến hành, với một tiền đề thích hợp, để nhận dạng những sự không chắc chắn và giả thiết đã có.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
422 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào