Quản lý ngân quỹ nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? Có những biện pháp nào phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước?

Tôi có một câu hỏi như sau: Quản lý ngân quỹ nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? Có những biện pháp nào phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước? Câu hỏi của chị Ngọc Hằng ở Đồng Nai.

Quản lý ngân quỹ nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước như sau:

Nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.
2. Thực hiện tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
3. Việc quản lý ngân quỹ nhà nước phải luôn đảm bảo an toàn và có hiệu quả; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, đảm bảo khả năng thanh toán các Khoản nợ của Chính phủ.

Theo đó, việc quản lý ngân quỹ nhà nước được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Ngân quỹ nhà nước

Ngân quỹ nhà nước (Hình từ Internet)

Có những biện pháp nào phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 24/2016/NĐ-CP về biện pháp phòng ngừa rủi ro như sau:

Quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Các rủi ro trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
a) Rủi ro thanh toán: Là loại rủi ro phát sinh khi nguồn thu ngân quỹ nhà nước không đáp ứng đủ các nhiệm vụ chi ngân quỹ nhà nước; hoặc do các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Điều 7 Nghị định này chưa đến kỳ hạn thu hồi; hoặc các Khoản vay, phát hành tín phiếu không đủ để đảm bảo các nhiệm vụ chi của ngân quỹ nhà nước.
b) Rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước: Là loại rủi ro phát sinh khi các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Điều 7 Nghị định này không có khả năng thu hồi kịp thời và đầy đủ (gốc, lãi) khi đến hạn; hoặc do có sự biến động bất lợi về lãi suất trên thị trường tiền tệ hoặc sự biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái.
c) Các loại rủi ro khác: Là loại rủi ro phát sinh do đánh giá chưa chính xác mức độ ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; hoặc do hệ thống công nghệ thông tin bị trục trặc; hoặc do các sự kiện bất khả kháng khác.
2. Kho bạc Nhà nước đánh giá rủi ro nhằm:
a) Nhận dạng rủi ro và đánh giá khả năng ảnh hưởng của các rủi ro đến hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước.
b) Việc đánh giá rủi ro được thực hiện thường xuyên theo tháng, quý, năm để có biện pháp quản lý ngân quỹ nhà nước và phòng ngừa rủi ro phù hợp; đồng thời, định kỳ báo cáo Bộ Tài chính để có những chỉ đạo kịp thời, đảm bảo hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước luôn được an toàn.
3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro:
a) Quy định hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương.
b) Quy định hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh; trong đó, hạn mức tạm ứng cho từng ngân sách cấp tỉnh phải đảm bảo nguyên tắc tổng số dư nợ tạm ứng và các Khoản dư nợ huy động khác của ngân sách cấp tỉnh không vượt quá mức được phép huy động tối đa theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh đó.
c) Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại.
d) Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.
đ) Xác định định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu mà Kho bạc Nhà nước phải duy trì số dư trên tài Khoản thanh toán tập trung để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán, chi trả cho ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch.
4. Kho bạc Nhà nước triển khai đầy đủ, đồng bộ các biện pháp để giảm thiểu và phòng ngừa đối với các rủi ro trong quản lý ngân quỹ nhà nước, cụ thể:
a) Chỉ được sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi cho các Mục đích đã được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này; đồng thời, tuân thủ các hạn mức được quy định tại Khoản 3 Điều này.
b) Kho bạc Nhà nước thực hiện tự kiểm tra, giám sát nội bộ theo quy trình quy định về quản lý ngân quỹ nhà nước sau khi được Bộ Tài chính phê duyệt.
c) Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin để việc quản lý ngân quỹ nhà nước luôn được an toàn và theo đúng quy định.
d) Thực hiện các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro khác.

Theo quy định trên, để phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước thì có những biện pháp sau:

+ Quy định hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương.

+ Quy định hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh.

+ Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại.

+ Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.

+ Xác định định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu mà Kho bạc Nhà nước phải duy trì số dư trên tài Khoản thanh toán tập trung để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán, chi trả cho ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch.

Hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước có những khoản thu nào?

Theo Điều 12 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định về thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước như sau:

Thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước
1. Các Khoản thu từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
a) Thu lãi từ các hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước;
b) Các Khoản thu phí thanh toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế;
c) Các Khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Các Khoản chi cho hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm:
a) Chi trả lãi và các Khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán Khoản vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt;
b) Chi trả phí thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại;
c) Chi trả lãi cho các quỹ và tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế tại Kho bạc Nhà nước.
3. Các Khoản thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước được hạch toán, tổng hợp vào thu, chi nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo cơ chế tài chính của Kho bạc Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Như vậy, hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước có những khoản thu sau:

+ Thu lãi từ các hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước.

+ Các khoản thu phí thanh toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế.

+ Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,603 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào