Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp gì theo quy định của pháp luật?
Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp gì theo quy định của pháp luật?
Quy định chung về quản lý gỗ nhập khẩu được quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quy định chung về quản lý gỗ nhập khẩu
1. Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
2. Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật.
3. Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này.
...
Theo đó, quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật.
Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp gì theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Gỗ nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam có thể xác định là gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam hay không?
Các tiêu chí để xác định gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam được quy định tại Điều 6 Nghị định 102/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tiêu chí xác định và thẩm quyền công bố loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam
1. Gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:
a) Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây viết tắt là Phụ lục CITES);
b) Gỗ thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia khai thác hoặc buôn bán trái phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định.
2. Gỗ không thuộc loại rủi ro khi không thuộc các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thẩm quyền công bố loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cập nhật và công bố danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam; định kỳ 6 tháng một lần vào ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam được công bố trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có).
Như vậy, dựa vào những tiêu chí vừa nêu thì gỗ nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam được xác định là gỗ thuộc loại rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam.
Chủ gỗ nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam phải nộp tài liệu gì khi làm thủ tục Hải quan?
Chủ gỗ nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam khi làm thủ tục Hải quan phải những tài liệu được quy định tại Điều 7 Nghị định 102/2020/NĐ-CP, cụ thể là những tài liệu sau:
- Bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
- Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 Bảng kê gỗ nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP tải về hoặc Mẫu số 02 Bản kê sản phẩm gỗ nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP tải về.
- Một trong những tài liệu tương ứng với từng trường hợp cụ thể như sau:
(+) Gỗ thuộc Phụ lục CITES:
(++) Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp.
(++) Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
(+) Gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
(+) Thuộc trường hợp còn lại: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP tải về.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.