Quân đội nhân dân có bao nhiêu lực lượng thường trực? Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân?

Quân đội nhân dân bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Vậy cho anh hỏi những lực lượng thường trực đó là gì? Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như thế nào? Anh cảm ơn. - câu hỏi của anh H.N (Vĩnh Long).

Quân đội nhân dân có bao nhiêu lực lượng thường trực?

Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định nêu trên thì quân đội nhân dân bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.

Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có:

- Bộ đội chủ lực;

- Bộ đội địa phương.

Quân đội nhân dân là gì

Quân đội nhân dân có bao nhiêu lực lượng thường trực? Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân? (Hình từ Internet)

Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như thế nào?

Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước;

- Thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?

Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 như sau:

Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Uý có bốn bậc:
Thiếu uý;
Trung uý;
Thượng uý;
Đại uý.
2. Cấp Tá có bốn bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng tá;
Đại tá.
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.

Theo quy định nêu trên thì hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm ba cấp, mười hai bậc:

- Cấp Uý có bốn bậc:

+ Thiếu uý;

+ Trung uý;

+ Thượng uý;

+ Đại uý.

- Cấp Tá có bốn bậc:

+ Thiếu tá;

+ Trung tá;

+ Thượng tá;

+ Đại tá.

- Cấp Tướng có bốn bậc:

+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;

+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

+ Đại tướng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

8,940 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào