Quan điểm phân quyền trong quản lý nhà nước được quy định thế nào? Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì khi phân quyền trong quản lý Nhà nước?
Quan điểm phân quyền trong quản lý nhà nước được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 về quan điểm phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước như sau:
Quan điểm, mục tiêu phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước
1. Quan điểm
a) Thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội về đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013 gắn với hoàn thiện thể chế; bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;
b) Kế thừa và phát huy hiệu quả các quy định hợp lý về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, khai thác hiệu quả và giải phóng các nguồn lực phát triển của địa phương, đặc biệt là các địa phương tự bảo đảm ngân sách, có vị trí, vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội vùng;
c) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phải đi đôi với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ, bảo đảm một việc không quá 02 cấp hành chính quản lý;
d) Gắn việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và người dân thì giao cho cấp đó thực hiện;
đ) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước đi đôi với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực gắn với cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương.
...
Theo đó, quan điểm phân quyền trong quản lý nhà nước là những quan điểm được quy định tại khoản 1 Điều 2 nêu trên.
Trong đó có quan điểm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội về đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của Hiến pháp năm 2013 gắn với hoàn thiện thể chế; bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia.
Phân quyền trong quản lý nhà nước (Hình từ Internet)
Việc phân quyền trong quản lý nhà nước nhằm mục tiêu gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 quy định về mục tiêu phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước như sau:
Quan điểm, mục tiêu phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước
...
2. Mục tiêu
Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền nhằm phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, của pháp luật, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ Nhân dân.
Theo đó, việc phân quyền trong quản lý nhà nước nhằm mục tiêu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 2 nêu trên.
Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì khi phân quyền trong quản lý Nhà nước?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022 quy định về tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức thực hiện
...
2. Bộ Tài chính xây dựng, hoàn thiện, đổi mới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; trong đó chú trọng phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, nhất là trong việc bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trọng yếu và phát triển liên kết vùng miền; đồng thời phát huy tính chủ động, đổi mới của ngân sách địa phương, tạo điều kiện cho các cấp chính quyền địa phương linh hoạt, sáng tạo trong sử dụng các nguồn lực hợp pháp phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đặc biệt là các địa phương được Bộ Chính trị cho chủ trương nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính, ngân sách đặc thù như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ..., góp phần tạo điều kiện cho các địa phương trọng điểm kinh tế có thêm nguồn lực thực hiện.
...
Như vậy, Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện, đổi mới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.