Quần áo may mặc thông dụng phải có kiểu mẫu và kích thước cơ bản như thế nào theo quy định hiện nay?
Quần áo may mặc thông dụng phải có hình dáng như thế nào?
Quần áo may mặc thông dụng phải có hình dáng được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6054:1995 như sau:
Hình dáng, kiểu mẫu và kích thước cơ bản
2.1. Hình dáng
Hình dáng quần áo phải phù hợp với kiểu cách thiết kế và có tính thẩm mỹ tốt. Đối với quần áo nhiều lớp, hình dáng bên trong cũng phải bảo đảm phù hợp theo thiết kế sản phẩm.
...
Theo đó, quần áo may mặc thông dụng phải có hình dáng phải phù hợp với kiểu cách thiết kế và có tính thẩm mỹ tốt. Đối với quần áo nhiều lớp, hình dáng bên trong cũng phải bảo đảm phù hợp theo thiết kế sản phẩm.
Quần áo may mặc thông dụng (Hình từ Internet)
Quần áo may mặc thông dụng phải có kiểu mẫu và kích thước cơ bản như thế nào theo quy định hiện nay?
Quần áo may mặc thông dụng phải có kiểu mẫu và kích thước cơ bản được quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6054:1995 như sau:
Hình dáng, kiểu mẫu và kích thước cơ bản
...
2.2. Kiểu mẫu và kích thước cơ bản
2.2.1. Quần áo thông dụng được sản xuất theo đúng kiểu mẫu và kích thước qui định trong tiêu chuẩn các cấp hoặc hợp đồng.
2.2.2. Sai lệch cho phép của kích thước đối với quần áo một lớp phải phù hợp với qui định ghi trong các bảng (từ A.1 đến A.5) của phụ lục A.
- từ bảng A.1 đến bảng A.3: các sai lệch cho phép của kích thước đối với quần, áo, áo váy, váy may từ vải dệt thoi;
- bảng A.4 và bảng A.5: các sai lệch cho phép của kích thước đối với quần áo mặc trong, mặc ngoài may từ vải dệt kim.
2.2.3. Sai lệch cho phép của kích thước đối với quần áo có từ 2 lớp trở lên được qui định như sau:
2.2.3.1. Quần áo hai lớp
a) các kích thước kiểm tra và sai lệch cho phép ở lớp ngoài như quần áo một lớp:
b) ở lớp trong (lớp lót), thông số các kích thước cần phù hợp với thông số kích thước lớp ngoài để trong quá trình may không bị lé, không bị thừa nhiều và khi sử dụng không ảnh hưởng đến kích thước và kiểu dáng sản phẩm;
c) áo hai lớp mà được sử dụng cả 2 mặt thì các thông số kích thước tương ứng ở cả 2 mặt phải bằng nhau và sai lệch cho phép ở từng mặt qui định như áo một lớp.
2.2.3.2. Quần áo nhiều lớp có lớp dựng
a) lớp ngoài: qui định như đối với quần áo một lớp;
b) lớp trong: qui định như đối với lớp trong quần áo hai lớp;
c) lớp dựng: qui định về kích thước và vị trí dựng theo yêu cầu sản phẩm.
Chú thích
1) Đối với các sản phẩm tương tự quần áo, hoặc áo váy, các kích thước đo và sai lệch cho phép tương ứng như sản phẩm tương tự đó;
2) Các kích thước đo (dài, rộng) ở từng chi tiết phải có sai lệch cùng phía (cùng dương hoặc cùng âm);
3) Sai lệch kích thước của hai chi tiết đối xứng trên một sản phẩm phải cùng phía và không được vượt quá 1/2 sai lệch cho phép.
Như vậy, quần áo may mặc thông dụng phải có kiểu mẫu và kích thước cơ bản như trên.
Nguyên, phụ liệu của quần áo may mặc thông dụng phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Nguyên, phụ liệu của quần áo may mặc thông dụng phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6054:1995 như sau:
Yêu cầu kỹ thuật
3.1. Yêu cầu đối với nguyên, phụ liệu
3.1.1. Vải chính
Vải phải đảm bảo chất lượng tốt, có các chỉ tiêu cơ - lý - hóa (độ bền kéo đứt băng vải, độ dầy, sự thay đổi kích thước khi giặt, độ trắng, độ bền màu, đồng màu và chỉ tiêu ngoại quan) theo đúng qui định trong tiêu chuẩn các cấp hoặc theo đúng mẫu chuẩn đã được ký kết trong hợp đồng.
3.1.2. Vải dựng
Vải dựng dính (vải dựng có chất kết dính - mex) hoặc vải dựng không dính (vải dựng không có chất kết dính - canh tóc, bông cứng, bông mềm, xốp hoặc vải lót - dựng) phải có mầu sắc, độ co và độ dày phù hợp với màu sắc, độ co và độ dày của vải chính.
3.1.3. Vải lót
Vải lót thân (vinylon, vải vân đoạn láng, satanh…) phải có màu thích hợp với vải chính và có các tính chất cơ lý hóa phù hợp để không gây ảnh hưởng đến kích thước, kiểu dáng trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Vải lót ở các vị trí khác có thể khác mầu với vải, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu phù hợp với vải chính.
3.1.4. Phụ liệu trang trí
Các phụ liệu trang trí có hình dạng, kích thước và họa tiết phù hợp nhằm tăng tính thẩm mỹ và ý đồ thiết kế sản phẩm may. Các họa tiết in phải có độ bền mầu cao.
3.1.5. Chỉ
Chỉ phải phù hợp với yêu cầu của đường may liên kết, vắt sổ, trang trí hoặc phải theo đúng mẫu đã được ký kết trong hợp đồng.
Chỉ may (trắng hoặc màu) phải có độ bền kéo đứt không nhỏ hơn 7N (700G). Thành phần nguyên liệu, chỉ số, hướng xoắn và màu sắc (độ bền màu, độ đồng màu với vải) phải phù hợp với màu sắc, chất liệu của từng loại vải, yêu cầu đường may và chỉ số kim.
Chỉ vắt sổ hoặc tơ vắt sổ phải mềm mại, trơn đều và có chỉ số phù hợp với vải.
Chỉ thêu phải có độ bền mầu, độ đồng mầu theo yêu cầu để bảo đảm chất lượng họa tiết thêu hoặc đường trang trí.
3.1.6. Cúc, gài, dán
Các loại cúc được sản xuất từ vật liệu phù hợp, có độ bền cơ và độ bền nhiệt để không bị biến dạng trong quá trình gia công và sử dụng. Cúc nhựa phải là nhựa nhiệt rắn.
Các loại cúc phải có chất lượng tốt, có màu sắc, kích thước phù hợp với kiểu mẫu quần áo hoặc theo hợp đồng.
Các loại gài làm bằng vật liệu đa dạng phải có tính thẩm mỹ, dễ liên kết trên sản phẩm và thuận tiện khi sử dụng. Miếng dán (băng dính) có kích thước phù hợp, bề mặt dán bám chắc và màu sắc thích hợp với sản phẩm.
3.1.7. Khóa kéo
Các loại khóa kéo (bằng kim loại, bằng nhựa) cần bền chắc, có kích thước và màu răng khóa cũng như nền băng vải phù hợp với độ dày, màu vải và vị trí may khóa. Có thể sử dụng các loại khóa kéo theo hợp đồng.
3.1.8. Nhãn hiệu, mác
Nhãn hàng hóa, nhãn cỡ vóc, nhãn mác (nhãn chính), nhãn ký hiệu hướng dẫn sử dụng ... được thể hiện rõ ràng, trang nhã trên vải hoặc giấy tốt, trình bày đẹp, có kích thước và nội dung phù hợp hoặc theo đúng hợp đồng.
...
Theo đó, nguyên, phụ liệu của quần áo may mặc thông dụng phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.