Quá trình thẩm định hồ sơ án tử hình trình Chủ tịch nước có cần lập hồ sơ kiểm sát án hình sự hay không?
Quá trình thẩm định hồ sơ án tử hình trình Chủ tịch nước có cần lập hồ sơ kiểm sát án hình sự hay không?
Căn cứ theo Phần thứ nhất Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 có nêu như sau:
Điều 1. Quá trình kiểm sát án hình sự ở mỗi giai đoạn tố tụng: khởi tố điều tra, truy tố, xét xử, thẩm định hồ sơ án tử hình trình Chủ tịch nước, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được giao nhiệm vụ phải lập hồ sơ kiểm sát án hình sự theo giai đoạn tố tụng đó. Nội dung của hồ sơ kiểm sát án hình sự phải lập theo đúng các quy định tại mục II của Quy định này.
Điều 2. Hồ sơ kiểm sát án hình sự phải phản ánh đầy đủ, chính xác trình tự tố tụng của vụ án; nội dung và kết quả điều tra, truy tố, xét xử và thẩm định hồ sơ án tử hình; các hoạt động của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và việc lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình giải quyết vụ án.
Điều 3. Hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn tố tụng nào do Viện kiểm sát cấp đó lập và quản lý. Khi kết thúc mỗi giai đoạn tố tụng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý vụ án phải xác nhận những tài liệu đã có trong hồ sơ kiểm sát, đánh số thứ tự, ghi mục lục hồ sơ và sắp xếp các tài liệu theo quy định tại Điều 9 Quy định này. Mỗi hồ sơ kiểm sát án hình sự phải được đóng trong một bìa hồ sơ in theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành và sử dụng thống nhất trong toàn Ngành (cần chú ý ghi đầy đủ theo mẫu thống kê tài liệu đã in sẵn ở bìa hồ sơ). Sau khi hoàn thiện, Kiểm sát viên phải xác nhận những tài liệu đã có trong hồ sơ kiểm sát.
Đối với các vụ án có quyết định chuyển để điều tra theo thẩm quyền hoặc quyết định chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xét xử sơ thẩm thì Viện kiểm sát ra Quyết định chuyển vụ án, đồng thời chuyển hồ sơ kiểm sát vụ án hình sự đó cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án phải sao lục một bộ hồ sơ kiểm sát để lưu.
Theo đó thì quá trình thẩm định hồ sơ án tử hình trình Chủ tịch nước, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được giao nhiệm vụ phải lập hồ sơ kiểm sát án hình sự theo giai đoạn tố tụng này.
Hồ sơ kiểm sát án hình sự ở giai đoạn tố tụng nào do Viện kiểm sát cấp đó lập và quản lý.
Hồ sơ kiểm sát án hình sự phải phản ánh đầy đủ, chính xác trình tự tố tụng của vụ án; nội dung và kết quả điều tra, truy tố, xét xử và thẩm định hồ sơ án tử hình; các hoạt động của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và việc lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình giải quyết vụ án.
Quá trình thẩm định hồ sơ án tử hình trình Chủ tịch nước có cần lập hồ sơ kiểm sát án hình sự hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ kiểm sát thẩm định án tử hình trình Chủ tịch nước có các tài liệu gì?
Về tài liệu có trong hồ sơ kiểm sát thẩm định án tử hình trình Chủ tịch nước được quy định tại Điều 8 Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014, cụ thể gồm có:
(1) Các tài liệu về nguồn hồ sơ: bản sao Đơn xin Chủ tịch nước ân giảm hình phạt tử hình, Đơn xin thi hành hình phạt tử hình, Đơn kêu oan của người bị kết án tử hình (nếu có).
(2) Quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và Tờ trình Chủ tịch nước của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và đơn kêu oan của người bị kết án tử hình.
(3) Bản sao Kết luận điều tra vụ án, Cáo trạng, Bản án và Biên bản phiên tòa sơ thẩm, Bản án và Biên bản phiên tòa phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm (nếu có).
(4) Bản nghiên cứu tổng hợp chứng cứ vụ án do Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập (theo mục 7.2 của Quy định này).
(5) Báo cáo án của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên (thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự hiện hành).
(6) Quyết định không kháng nghị, Tờ trình Chủ tịch nước của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và đơn kêu oan của người bị kết án tử hình.
(7) Quyết định của Chủ tịch nước.
(8) Các tài liệu khác (nếu có).
Hồ sơ kiểm sát án hình sự được lưu trữ, quản lý như thế nào?
Về việc lưu trữ và quản lý hồ sơ kiểm sát án hình sự được thực thiện theo Phần thứ ba Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 như sau:
SỬ DỤNG, QUẢN LÝ, BẢO QUẢN HỒ SƠ KIỂM SÁT ÁN HÌNH SỰ
Điều 10. Cấp nào, bộ phận nào cần nghiên cứu hồ sơ kiểm sát án hình sự để phục vụ yêu cầu công tác chung thì yêu cầu cấp quản lý hồ sơ cung cấp. Sau khi sử dụng phải hoàn trả lại hồ sơ đầy đủ cho đơn vị đã cung cấp, không được để thất lạc, mất mát, hư hỏng hồ sơ. Việc cung cấp, hoàn trả lại hồ sơ phải được quản lý bằng sổ sách và thực hiện giao nhận bằng văn bản.
Điều 11. Hàng năm thực hiện nộp hồ sơ kiểm sát án hình sự để lưu trữ theo quy định.
Điều 12. Hồ sơ kiểm sát hình sự được lưu trữ, quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật không được để hư hỏng, mất mát, thất lạc. Nếu vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất mức độ lỗi của người sử dụng, quản lý, bảo quản sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm minh.
Điều 13. Thời hạn bảo quản hồ sơ kiểm sát án hình sự và việc hủy hồ sơ kiểm sát thực hiện theo quy định của Luật lưu trữ và quy định của Ngành.
Theo đó hồ sơ kiểm sát án hình sự được lưu trữ, quản lý chặt chẽ theo chế độ bảo mật không được để hư hỏng, mất mát, thất lạc. Nếu vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất mức độ lỗi của người sử dụng, quản lý, bảo quản sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.