Phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp thì tổ chức có phương tiện này có trách nhiệm như thế nào?

Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Kinh phí bảo đảm cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển do ai cấp? Phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp thì tổ chức có phương tiện này có trách nhiệm như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn T.L ở Long Thành.

Phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp thì tổ chức có phương tiện này có trách nhiệm như thế nào?

Phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp thì tổ chức có phương tiện này có trách nhiệm quy định Điều 24 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg cụ thể:

Tổ chức, cá nhân có phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng biển
Tổ chức, cá nhân có người, phương tiện bị nạn hoặc có nguy cơ bị nạn trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp có trách nhiệm:
1. Thông báo cho Cảng vụ hàng hải, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu và Hệ thống đài thông tin duyên hải về thời gian, vị trí, số người bị nạn và tình trạng sức khỏe, tình trạng phương tiện.
2. Bảo đảm việc duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, trợ giúp.
3. Báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển và của lực lượng, phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn.
4. Trường hợp đã loại trừ được nguy hiểm gây ra đối với người, phương tiện của mình phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải để dừng việc cứu nạn.

Theo đó, có phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp thì tổ chức có trách nhiệm sau:

- Thông báo cho Cảng vụ hàng hải, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu và Hệ thống đài thông tin duyên hải về thời gian, vị trí, số người bị nạn và tình trạng sức khỏe, tình trạng phương tiện.

- Bảo đảm việc duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, trợ giúp.

- Báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển và của lực lượng, phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn.

- Trường hợp đã loại trừ được nguy hiểm gây ra đối với người, phương tiện của mình phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải để dừng việc cứu nạn.

Bị nạn trong vùng nước cảng biển

Bị nạn trong vùng nước cảng biển (Hình từ Internet)

Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển tại Điều 4 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg cụ thể:

Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển
1. Phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
2. Chủ động, sẵn sàng lực lượng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc.
3. Đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.
4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
5. Đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

Như vậy, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, vùng nước cảng biển; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.

- Chủ động, sẵn sàng lực lượng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc.

- Đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.

- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

- Đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

Kinh phí bảo đảm cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển do ai cấp?

Kinh phí bảo đảm cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển quy định ở Điều 8 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg như sau:

Thanh toán chi phí tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển
1. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển do ngân sách nhà nước cấp.
2. Nguồn kinh phí thanh toán, hỗ trợ chi phí tìm kiếm, cứu nạn được lấy từ nguồn ngân sách hàng năm cho công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn và các nguồn hợp pháp khác của Bộ, ngành, địa phương.

Theo đó, kinh phí bảo đảm cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển do ngân sách nhà nước cấp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
558 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào