Phương thức kiểm tra liên lạc trong việc liên lạc trên không và mặt đất như thế nào? Việc phát một số thuật ngữ trong trường hợp đặc biệt thì sẽ ra sao?

Cho hỏi phương thức kiểm tra liên lạc trong việc liên lạc trên không và mặt đất như thế nào? Bên cạnh đó khi liên lạc trên không và mặt đất cần phát một số thuật ngữ trong trường hợp đặc biệt thì sẽ ra sao? Câu hỏi của bạn Long đến từ Đồng Nai.

Phương thức kiểm tra liên lạc trong việc liên lạc trên không và mặt đất như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 243 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Phương thức kiểm tra liên lạc
1. Kiểm soát viên không lưu kiểm tra liên lạc theo thứ tự sau: tên cơ sở ATS; tên tàu bay, phát cụm từ “RADIO CHECK” (kiểm tra liên lạc vô tuyến), tần số được sử dụng.
2. Tổ lái trả lời các nội dung kiểm tra liên lạc quy định tại Khoản 1 Điều này theo thứ tự sau: tên của đài gọi, tên của đài trả lời, thông tin liên quan đến chất lượng phát.
3. Chất lượng phát được phân loại theo các mức độ như sau:
a) Mức 1: không nghe được (unreadable);
b) Mức 2: nghe từ được, từ mất (readable now and then);
c) Mức 3: nghe được nhưng khó nghe (readable but with difficulty);
d) Mức 4: nghe được (readable);
đ) Mức 5: nghe tốt, rõ ràng (perfectly readable).
4. Việc kiểm tra liên lạc với một đài trạm mặt đất, kèm theo điều chỉnh máy phát, máy thu không được kéo dài quá 10 giây (tên thoại vô tuyến của đài phát tín hiệu kiểm tra và đếm một, hai, ba…).

Theo đó, phương thức kiểm tra liên lạc trong việc liên lạc trên không và mặt đất thực hiện như sau:

- Kiểm soát viên không lưu kiểm tra liên lạc theo thứ tự sau: tên cơ sở ATS; tên tàu bay, phát cụm từ “RADIO CHECK” (kiểm tra liên lạc vô tuyến), tần số được sử dụng.

- Tổ lái trả lời các nội dung kiểm tra liên lạc quy định tại Khoản 1 Điều này theo thứ tự sau: tên của đài gọi, tên của đài trả lời, thông tin liên quan đến chất lượng phát.

- Chất lượng phát được phân loại theo các mức độ như sau:

+ Mức 1: không nghe được (unreadable);

+ Mức 2: nghe từ được, từ mất (readable now and then);

+ Mức 3: nghe được nhưng khó nghe (readable but with difficulty);

+ Mức 4: nghe được (readable);

+ Mức 5: nghe tốt, rõ ràng (perfectly readable).

- Việc kiểm tra liên lạc với một đài trạm mặt đất, kèm theo điều chỉnh máy phát, máy thu không được kéo dài quá 10 giây (tên thoại vô tuyến của đài phát tín hiệu kiểm tra và đếm một, hai, ba…).

Phương thức kiểm tra liên lạc

Phương thức kiểm tra liên lạc (Hình từ Internet)

Khi liên lạc trên không và mặt đất cần phát một số thuật ngữ trong trường hợp đặc biệt thì sẽ ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 244 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Quy định về phát một số thuật ngữ trong trường hợp đặc biệt
1. Đối với một số từ viết tắt của thuật ngữ thông dụng trong hoạt động bay (như ILS, QNH, RVR...) được phát âm bằng cách sử dụng các chữ cái thay cho việc phát âm theo quy định tại Điều 238 của Thông tư này.
2. Các từ sau đây có thể được bỏ không cần phát với đều kiện không xảy ra nhầm lẫn:
a) “SURFACE” khi phát về hướng và tốc độ gió trên bề mặt;
b) “DEGREES” khi phát về hướng mũi theo chỉ thị kiểm soát bằng ra đa;
c) “VISIBILITY” (tầm nhìn), “CLOUD” (mây) và “HEIGHT” (chiều cao) trong các bản tin khí tượng;
d) “HECTOPASCALS” khi cung cấp khí áp.
3. Khi liên lạc không - địa phải tránh sử dụng các từ mang tính xã giao.
4. Từ “IMMEDIATE” (ngay lập tức) chỉ được sử dụng khi cần phải hành động ngay vì lý do an toàn.

Theo đó, đối với một số từ viết tắt của thuật ngữ thông dụng trong hoạt động bay (như ILS, QNH, RVR...) được phát âm bằng cách sử dụng các chữ cái thay cho việc phát âm theo quy định tại Điều 238 của Thông tư này.

- Các từ sau đây có thể được bỏ không cần phát với đều kiện không xảy ra nhầm lẫn:

+ “SURFACE” khi phát về hướng và tốc độ gió trên bề mặt;

+ “DEGREES” khi phát về hướng mũi theo chỉ thị kiểm soát bằng ra đa;

+ “VISIBILITY” (tầm nhìn), “CLOUD” (mây) và “HEIGHT” (chiều cao) trong các bản tin khí tượng;

+ “HECTOPASCALS” khi cung cấp khí áp.

- Khi liên lạc không - địa phải tránh sử dụng các từ mang tính xã giao.

- Từ “IMMEDIATE” (ngay lập tức) chỉ được sử dụng khi cần phải hành động ngay vì lý do an toàn.

Tổ lái và kiểm soát viên không lưu có trách nhiệm gì trong việc thông tin liên lạc trên không và mặt đất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 245 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:

Huấn lệnh về độ cao, mực bay
Tổ lái và kiểm soát viên không lưu có trách nhiệm:
1. Đảm bảo không để xảy ra nhầm lẫn khi sử dụng các dạng thuật ngữ khác nhau để chỉ định độ cao, mực bay.
2. Phải phát lại toàn bộ huấn lệnh về độ cao, mực bay khi có bất kỳ thay đổi nào trong nội dung huấn lệnh.

Theo đó, tổ lái và kiểm soát viên không lưu có trách nhiệm:

+ Đảm bảo không để xảy ra nhầm lẫn khi sử dụng các dạng thuật ngữ khác nhau để chỉ định độ cao, mực bay.

+ Phải phát lại toàn bộ huấn lệnh về độ cao, mực bay khi có bất kỳ thay đổi nào trong nội dung huấn lệnh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

493 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào