Phương pháp Trabu phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột được sử dụng khi nào? Xử lý tai biến trong khi phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột như thế nào?

Tôi có thắc mắc, người bệnh được chỉ định phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột khi nào? Phẫu thuật này chống chỉ định trong những trường hợp nào? Phương pháp Trabu phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột được sử dụng khi nào? Trong khi phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột có thể có những tai biến nào và xử lý như thế nào? Nội dung câu hỏi của chị Thùy Tiên tại Bình Dương.

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột khi nào? Phẫu thuật này chống chỉ định trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT QUẶM MI DO BỆNH MẮT HỘT
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật quặm là phẫu thuật tạo hình giải quyết tình trạng lông mi cọ vào giác mạc do biến chứng của bệnh mắt hột gây sẹo kết mạc, biến dạng sụn mi, co quắp cơ vòng cung.…
II. CHỈ ĐỊNH
Quặm mi do sẹo kết mạc biến dạng sụn mi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đang có nhiễm khuẩn nặng tại mắt như viêm kết mạc cấp, viêm mủ túi lệ, viêm loét giác mạc cấp, loét giác mạc thủng.
- Bờ mi có biến dạng như hở mi, hếch mi dẫn đến thất bại của phẫu thuật. Trong trường hợp này cần phẫu thuật quặm phối hợp với tạo hình mi.
...

Là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012, phẫu thuật quặm là phẫu thuật tạo hình giải quyết tình trạng lông mi cọ vào giác mạc do biến chứng của bệnh mắt hột gây sẹo kết mạc, biến dạng sụn mi, co quắp cơ vòng cung.

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột khi quặm mi do sẹo kết mạc biến dạng sụn mi.

Phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột chống chỉ định trong những trường hợp sau:

- Đang có nhiễm khuẩn nặng tại mắt như viêm kết mạc cấp, viêm mủ túi lệ, viêm loét giác mạc cấp, loét giác mạc thủng.

- Bờ mi có biến dạng như hở mi, hếch mi dẫn đến thất bại của phẫu thuật. Trong trường hợp này cần phẫu thuật quặm phối hợp với tạo hình mi.

Phẫu thuật 51

Phương pháp Trabu phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột được sử dụng khi nào? (Hình từ Internet)

Phương pháp Trabu phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột được sử dụng khi nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT QUẶM MI DO BỆNH MẮT HỘT
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ
2. Kỹ thuật
...
2.2. Phương pháp Trabu
Phương pháp này được dùng khi độ quặm nhẹ, sụn mi còn mỏng chưa bị biến dạng nhiều, chưa bị cuộn sụn lại.
- Lật mi và cố định mi trên: đặt 2 sợi chỉ ở 2 góc mi về phía ngoài da. Đặt thanh đè Trabut để lật mi, móc 2 sợi chỉ vào các móc của thanh đè theo hình số 8 để bộc lộ mặt trong của mi.
- Rạch kết mạc và sụn bằng dao theo 1 đường rạch song song với bờ mi, cách bờ mi 2mm. Luồn mũi kéo qua đường rạch, cắt nốt sụn cho gọn rồi dùng mũi kéo tách sụn ra khỏi bình diện da. Nếu sụn dày thì hớt cho mỏng.
- Đặt chỉ: dùng 4 đoạn chỉ dài 20cm, mỗi đầu chỉ mang 1 kim. Đặt 4 nút chỉ hình chữ U: cầm 1 kim chọc thủng phần sụn trên cách mép sụn 1mm, luồn kim vào khe phân cách giữa sụn và da, thọc kim ra phía rìa bờ mi cách sau hàng lông mi 1mm. Đầu kim kia chọc thủng sụn ở 1 điểm cách mép 1mm và cách điểm trước 3mm rồi cũng đưa ra ngoài bờ mi như mũi chỉ trước (đặt 2 vòng chỉ ở giữa trước, sau đó đặt 2 vòng chỉ ở góc).
- Thắt 2 mối chỉ của 1 chữ U với nhau trên một miếng gạc cuộn tròn hoặc 1 mảnh xốp tròn.
- Băng mắt.
...

Như vậy, phương pháp Trabu được dùng khi độ quặm nhẹ, sụn mi còn mỏng chưa bị biến dạng nhiều, chưa bị cuộn sụn lại.

- Lật mi và cố định mi trên: đặt 2 sợi chỉ ở 2 góc mi về phía ngoài da. Đặt thanh đè Trabut để lật mi, móc 2 sợi chỉ vào các móc của thanh đè theo hình số 8 để bộc lộ mặt trong của mi.

- Rạch kết mạc và sụn bằng dao theo 1 đường rạch song song với bờ mi, cách bờ mi 2mm. Luồn mũi kéo qua đường rạch, cắt nốt sụn cho gọn rồi dùng mũi kéo tách sụn ra khỏi bình diện da. Nếu sụn dày thì hớt cho mỏng.

- Đặt chỉ: dùng 4 đoạn chỉ dài 20cm, mỗi đầu chỉ mang 1 kim. Đặt 4 nút chỉ hình chữ U: cầm 1 kim chọc thủng phần sụn trên cách mép sụn 1mm, luồn kim vào khe phân cách giữa sụn và da, thọc kim ra phía rìa bờ mi cách sau hàng lông mi 1mm. Đầu kim kia chọc thủng sụn ở 1 điểm cách mép 1mm và cách điểm trước 3mm rồi cũng đưa ra ngoài bờ mi như mũi chỉ trước (đặt 2 vòng chỉ ở giữa trước, sau đó đặt 2 vòng chỉ ở góc).

- Thắt 2 mối chỉ của 1 chữ U với nhau trên một miếng gạc cuộn tròn hoặc 1 mảnh xốp tròn.

- Băng mắt.

Xử lý tai biến trong khi phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột như thế nào?

Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT QUẶM MI DO BỆNH MẮT HỘT
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong mổ
- Chảy máu: cầm máu tốt bằng đốt điện 2 cực.
- Thủng kết mạc sụn nếu gọt sụn quá sâu: phải dừng lại không làm thủng tiếp.
2. Sau mổ
- Chảy máu vết mổ: băng ép và theo dõi. Nếu chảy nhiều đốt cầm máu tại phòng phẫu thuật.
- Nhiễm trùng vết mổ: dùng kháng sinh và vệ sinh vết mổ.

Theo đó, trong khi phẫu thuật quặm mi do bệnh mắt hột, có thể xảy ra:

- Chảy máu: cầm máu tốt bằng đốt điện 2 cực.

- Thủng kết mạc sụn nếu gọt sụn quá sâu: phải dừng lại không làm thủng tiếp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

983 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào