Phương án phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ của nhà thầu thi công phải được gửi đến ai?
Phương án phòng ngừa thiên tai đường bộ gồm những nội dung nào?
Nội dung phương án phòng ngừa thiên tai đường bộ được quy định tại khoản 3 quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT cụ thể:
Trong phương án phải dự kiến sự cố thiên tai có thể xảy ra; dự kiến mức độ ảnh hưởng đối với công trình đường bộ, thiết bị, tài sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải đường bộ và biện pháp xử lý phù hợp theo các nội dung sau:
- Các biện pháp gia cố, sửa chữa để bảo vệ công trình, kho bảo quản vật tư dự phòng, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, hàng hóa;
- Phương án sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; phương án cứu hộ, cứu nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa;
- Dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng để phòng ngừa thiên tai gây hậu quả sạt lở đường, cắt đứt giao thông đường bộ kéo dài;
- Các biện pháp chống vật va, trôi vào công trình cầu, cống khi có nước lũ;
- Các phương án bảo đảm giao thông, phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường trên các quốc lộ, đường địa phương;
- Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian sự cố, thiên tai xảy ra.
Dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy ra;
- Danh mục các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng; khu vực đổ đất, đá bị sụt trượt để tạo thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố giao thông đường bộ.
Phương án phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ của nhà thầu thi công phải được gửi đến ai? (Hình từ Internet)
Phương án phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ của nhà thầu thi công phải được gửi đến ai?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT có quy định như sau:
Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đang thi công xây dựng
Nhà thầu thi công công trình đường bộ, có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai sau:
1. Có phương án phòng ngừa thiên tai nhằm bảo đảm an toàn khối lượng đã thi công, bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình phụ trợ, trang thiết bị thi công, kho bãi chứa vật liệu, nhà xưởng, nhà sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên.
2. Trong giai đoạn chuẩn bị thi công phải thực hiện các quy định sau:
a) Điều tra khảo sát thực tế của khu vực, mức độ ảnh hưởng của thiên tai để xây dựng phương án tổ chức thi công và tiến độ xây dựng;
b) Không thi công dàn trải, kéo dài, đặc biệt là các hạng mục công trình dưới nước và các vùng dễ ngập nước;
c) Khu vực công trường phải bố trí nhà xưởng, kho bãi chứa vật liệu ở nơi cao, không ngập nước và phải được chằng buộc để không bị sập đổ khi gặp gió, bão;
d) Các trang thiết bị thi công phải được bảo quản an toàn, các phương tiện nổi phải có âu giấu hoặc nơi khuất gió để neo giữ khi mưa bão;
đ) Phương án phòng ngừa thiên tai của nhà thầu thi công phải gửi đến Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện và người quản lý, sử dụng đường bộ để có sự chỉ đạo, phối hợp hiệu quả trong phòng, chống thiên tai.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì phương án phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đang thi công xây dựng của nhà thầu thi công công trình đường bộ phải được gửi đến Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện và người quản lý, sử dụng đường bộ để có sự chỉ đạo, phối hợp hiệu quả trong phòng, chống thiên tai.
Nhà thầu thi công công trình đường bộ có trách nhiệm gì trong quá trình thi công và hoàn thành công trình đường bộ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT thì trong quá trình thi công và hoàn thành công trình đường bộ, nhà thầu thi công công trình đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
- Thi công công trình phải tuân thủ theo quy trình, bảo đảm an toàn giao thông khi thi công các công trình liên quan đến đường bộ đang khai thác theo phương án, biện pháp tổ chức thi công, phương án phòng ngừa thiên tai;
- Không vứt, bỏ vật liệu, phế thải làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thi công xong phải thanh thải lòng sông để thoát nước tốt cũng như bảo đảm an toàn giao thông thủy;
- Khi có thiên tai sắp xảy ra trên khu vực công trình, phải bố trí người và phương tiện, thiết bị để ứng phó, khắc phục; tiến hành kiểm tra tình hình thực tế của công trình và đôn đốc thực hiện phương án phòng ngừa thiên tai;
- Hạ thấp các thiết bị trên cao, đưa các phương tiện dưới sông vào nơi khuất gió và neo chằng chắc chắn; thu dọn vật liệu gọn gàng, đưa thiết bị vào bãi, chuẩn bị vật tư ứng cứu, sửa chữa những hư hỏng công trình đường bộ để bảo đảm giao thông an toàn êm thuận trong mọi tình huống;
- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư cần thiết để tham gia việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo yêu cầu, lệnh điều động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.