Phúc lợi lao động là gì? Việc tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc trong Nghị định 145 được quy định thế nào?
Phúc lợi lao động là gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định vụ thể phúc lợi lao động là gì.
Tuy nhiên, có thể hiểu 1 cách đơn giản, phúc lợi lao động là các chế độ, chính sách và dịch vụ mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc, đời sống tinh thần và vật chất, ngoài tiền lương và các chế độ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Các loại phúc lợi lao động thường bao gồm:
Phúc lợi bắt buộc: Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các phúc lợi bắt buộc đối với người lao động như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Như vậy, khi NLĐ tham gia BHXH sẽ được hưởng phúc lợi bắt buộc bao gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí;
- Tử tuất.
Ngoài ra, còn có một số phúc lợi khác mà người lao động có thể được hưởng như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,...
Phúc lợi không bắt buộc:
Bảo hiểm nhân thọ
Khám sức khỏe định kỳ
Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao kỹ năng
Chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần
Quà tặng nhân dịp đặc biệt
Hỗ trợ ăn trưa, đi lại
Phụ cấp điện thoại, internet
Chế độ làm việc linh hoạt
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Phúc lợi lao động là gì? Việc tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc trong Nghị định 145 được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc trong Nghị định 145 được quy định thế nào?
Tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc được quy định tại Điều 79 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc
1. Người sử dụng lao động bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:
a) Lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà, đào tạo nâng cao tay nghề; lao động nữ được đào tạo thêm nghề dự phòng phù hợp với đặc điểm cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ;
b) Xây dựng cơ sở văn hóa, thể thao, y tế, nhà ở và các cơ sở vật chất khác phục vụ người lao động tại nơi có nhiều lao động.
Theo đó, Nghị định 145 đã quy định rõ về tăng cường phúc lợi của người lao động như sau:
- Người sử dụng lao động bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ Y tế.
- Khuyến khích người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:
+ Lập kế hoạch, thực hiện các giải pháp để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà, đào tạo nâng cao tay nghề; lao động nữ được đào tạo thêm nghề dự phòng phù hợp với đặc điểm cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ;
+ Xây dựng cơ sở văn hóa, thể thao, y tế, nhà ở và các cơ sở vật chất khác phục vụ người lao động tại nơi có nhiều lao động.
Người lao động có được kiểm tra việc sử dụng quỹ phúc lợi lao động do mình đóng góp hay không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 46 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát
1. Người lao động được kiểm tra, giám sát những nội dung sau:
a) Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể;
b) Việc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
c) Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp;
d) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động;
đ) Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.
2. Hình thức kiểm tra, giám sát của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động được phép kiểm tra việc sử dụng quỹ phúc lợi lao động do mình đóng góp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.