Phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân được chỉ định khi nào? Tiến hành phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân theo các bước như thế nào?
Phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân được chỉ định khi nào và do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHỤC HÌNH RĂNG TRÊN IMPLANT SỬ DỤNG TRỤ CÁ NHÂN
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân là một loại phục hình cố định gắn bằng xê-măng trên trụ phục hình Implant, trong đó trụ phục hình được tác chế riêng cho từng trường hợp lâm sàng.
- Trụ phục hình cá nhân được thực hiện sau khi đã hoàn tất giai đoạn răng tạm trên implant.
- Trụ phục hình cá nhân được làm bằng hợp kim hoặc zirconia kết hợp đế hợp kim.
- Trụ phục hình cá nhân được chế tác bằng cách đúc hoặc dùng kỹ thuật CAD/CAM.
II. CHỈ ĐỊNH:
Mất răng đã được cấy trụ Implant và được gắn trụ lành thương ổn định.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Tình trạng trụ Implant chưa vững ổn, tích hợp xương chưa tốt.
- Viêm quanh Implant.
- Có tình trạng viêm cấp tính trong khoang miệng.
- Khoảng liên hàm thấp dưới 5mm.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật:
- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.
- Điều dưỡng nha khoa.
2. Phương tiện:
...
Phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân là một trong 40 Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt được Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020.
Phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân là một loại phục hình cố định gắn bằng xê-măng trên trụ phục hình Implant, trong đó trụ phục hình được tác chế riêng cho từng trường hợp lâm sàng.
- Trụ phục hình cá nhân được thực hiện sau khi đã hoàn tất giai đoạn răng tạm trên implant.
- Trụ phục hình cá nhân được làm bằng hợp kim hoặc zirconia kết hợp đế hợp kim.
- Trụ phục hình cá nhân được chế tác bằng cách đúc hoặc dùng kỹ thuật CAD/CAM.
Phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân khi mất răng đã được cấy trụ Implant và được gắn trụ lành thương ổn định.
Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân là bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa va điều dưỡng nha khoa.
Phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân (Hình từ Internet)
Tiến hành phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân theo các bước như thế nào?
Căn cứ theo Mục II và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHỤC HÌNH RĂNG TRÊN IMPLANT SỬ DỤNG TRỤ CÁ NHÂN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tình trạng tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật:
3.1. Lấy dấu
- Sao chép hình thể răng tạm trên implant bằng trụ lấy dấu khay hở và composite lỏng.
- Cố định trụ sao chép vào implant trên miệng người bệnh sau khi đã tháo phục hình tạm khỏi implant.
- Thử khay lấy dấu có lỗ thoát cho vít cố định trụ sao chép.
- Lấy dấu với cao su.
- Chuyển labo chế tác trụ phục hình cá nhân.
3.2. Thử trụ phục hình cá nhân
- Sát khuẩn trụ phục hình cá nhân.
- Thử trụ phục hình cá nhân trên implant.
- Kiểm tra và điều chỉnh đường hoàn tất, khớp cắn, độ sát khít, hình thể.
- So màu răng sau cùng.
- Gắn lại răng tạm trên implant.
- Chuyển labo thực hiện răng trên implant.
3.3. Thử và gắn răng
- Thử răng trên trụ phục hình cá nhân gắn vào implant trong miệng bệnh nhân…
- Kiểm tra đường hoàn tất, hình thể, màu sắc, ...; điều chỉnh hình dáng, màu sắc răng nếu cần thiết.
- Cố định trụ phục hình cá nhân vào implant với lực vặn quy định của nhà sản xuất và gắn phục hình vào trụ phục hình bằng xê-măng.
- Kiểm tra và loại bỏ xê-măng thừa quanh cổ răng.
- Hướng dẫn người bệnh bảo trì phục hình implant.
Tiến hành phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân theo các bước như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án:
Bước 2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
Bước 3. Thực hiện quy trình kỹ thuật:
- Lấy dấu
+ Sao chép hình thể răng tạm trên implant bằng trụ lấy dấu khay hở và composite lỏng.
+ Cố định trụ sao chép vào implant trên miệng người bệnh sau khi đã tháo phục hình tạm khỏi implant.
+ Thử khay lấy dấu có lỗ thoát cho vít cố định trụ sao chép.
+ Lấy dấu với cao su.
+ Chuyển labo chế tác trụ phục hình cá nhân.
- Thử trụ phục hình cá nhân
+ Sát khuẩn trụ phục hình cá nhân.
+ Thử trụ phục hình cá nhân trên implant.
+ Kiểm tra và điều chỉnh đường hoàn tất, khớp cắn, độ sát khít, hình thể.
+ So màu răng sau cùng.
+ Gắn lại răng tạm trên implant.
+ Chuyển labo thực hiện răng trên implant.
- Thử và gắn răng
+ Thử răng trên trụ phục hình cá nhân gắn vào implant trong miệng bệnh nhân…
+ Kiểm tra đường hoàn tất, hình thể, màu sắc, ...; điều chỉnh hình dáng, màu sắc răng nếu cần thiết.
+ Cố định trụ phục hình cá nhân vào implant với lực vặn quy định của nhà sản xuất và gắn phục hình vào trụ phục hình bằng xê-măng.
+ Kiểm tra và loại bỏ xê-măng thừa quanh cổ răng.
+ Hướng dẫn người bệnh bảo trì phục hình implant.
Trong quá trình phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân sang thương niêm mạc miệng thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VI Quy trình kỹ thuật Phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHỤC HÌNH RĂNG TRÊN IMPLANT SỬ DỤNG TRỤ CÁ NHÂN
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN:
1. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật:
- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
2. Sau khi điều trị:
- Viêm quanh niêm mạc và viêm quanh Implant: điều trị viêm.
- Gãy Implant và hệ thống kết nối: Xử trí từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, trong quá trình phục hình răng trên Implant sử dụng trụ cá nhân sang thương niêm mạc miệng thì điều trị sang thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.