Phụ lục hợp đồng có phải là một loại hợp đồng hay không? Khi nào phụ lục hợp đồng sẽ hết hiệu lực?
Phụ lục hợp đồng có phải là một loại hợp đồng hay không?
Căn cứ vào Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."
Ngoài ra nội dung hợp đồng tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
"Điều 398. Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp."
Tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
"Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định."
Như vậy, hợp đồng phụ hay còn gọi là phụ lục hợp đồng cũng là một dạng của hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng cũng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Khi nào phụ lục hợp đồng hết hiệu lực? (Hình từ Internet)
Khi nào phụ lục hợp đồng hết hiệu lực?
Căn cứ theo Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 403. Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi."
Cùng với đó tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định chi tiết hơn về phụ lục hợp đồng lao động như sau:
"Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực."
Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lưc như hợp đồng lao động.
Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng
Tuy nhiên, vấn đề phụ lục 02 có giá trị thay thế phụ lục 01 hay không còn tùy thuộc vào nội dung cụ thể của hai bản phụ lục kèm theo hợp đồng lao động, trách nhiệm,…
Nếu phụ lục 02 quy định phụ lục 01 chấm dứt, các khoản phụ cấp tính theo phụ lục 02 thì chỉ áp dụng theo phụ lục 02.
Nếu phụ lục 02 quy định các khoản phụ cấp thêm mà không nói về hiệu lực của phụ lục 01 thì bạn sẽ được cộng dồn.
Do đó, việc có hiệu lực của hai phụ lục hợp đồng lao động này hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuận của bạn và công ty.
Tải về mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Khi hợp đồng lao động vô hiệu thì phụ lục hợp đồng còn giá trị pháp lý không?
Căn cứ theo Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 407. Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính."
Như vậy, sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.
Tuy nhiên trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động chính tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 thì sẽ làm phụ lục hợp đồng chấm dứt theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.