Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam ở cấp tướng thì có hình dạng ra sao? Cảnh phục thường dùng của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam ở cấp tướng thì có hình dạng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu
Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam mang trên ve cổ áo cảnh phục dã chiến có cấu tạo cơ bản gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, sao, gạch (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên), vạch (đối với hạ sĩ quan); riêng cấp tướng không có gạch và binh sĩ không có vạch.
1. Cấp tướng: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương có viền màu vàng rộng 5 mm ở ba cạnh, gắn hình phù hiệu, sao năm cánh màu vàng. Số lượng sao:
Thiếu tướng: 01 sao;
Trung tướng: 02 sao.
2. Sĩ quan: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu, sao năm cánh, gạch dọc màu vàng, số lượng sao như trên cấp hiệu của sĩ quan quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định này; số lượng gạch: Cấp tá có hai gạch dọc, cấp úy có một gạch dọc.
3. Quân nhân chuyên nghiệp: Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Quân nhân chuyên nghiệp như phù hiệu kết hợp cấp hiệu của sĩ quan quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ
a) Hạ sĩ quan: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu, sao năm cánh màu vàng và một vạch dọc bằng tơ màu vàng tươi rộng 3 mm. số lượng sao:
Hạ sĩ: 01 sao;
Trung sĩ: 02 sao;
Thượng sĩ: 03 sao.
b) Binh sĩ: Nền hình phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu và sao năm cánh màu vàng, số lượng sao:
Binh nhì: 01 sao;
Binh nhất: 02 sao.
5. Học viên
a) Học viên là sĩ quan: Phù hiệu kết hợp cấp hiệu của học viên là sĩ quan như phù hiệu kết hợp cấp hiệu của sĩ quan quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Học viên đào tạo sĩ quan: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu, có một vạch dọc bằng tơ màu vàng tươi rộng 5 mm, không có sao;
c) Học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương, gắn hình phù hiệu, có một vạch dọc bằng tơ màu vàng tươi rộng 3 mm, không có sao.
Theo đó, phù hiệu kết hợp cấp hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam ở cấp tướng thì có hình dạng:
Cấp tướng: Nền phù hiệu hình bình hành, màu xanh dương có viền màu vàng rộng 5 mm ở ba cạnh, gắn hình phù hiệu, sao năm cánh màu vàng. Số lượng sao:
Thiếu tướng: 01 sao;
Trung tướng: 02 sao.
Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Cảnh phục thường dùng của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Cảnh phục thường dùng, cảnh phục dã chiến, cảnh phục nghiệp vụ, cảnh phục công tác; mũ và áo chống rét của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh phục thường dùng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan, nữ hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng gồm cảnh phục thường dùng mùa đông và cảnh phục thường dùng mùa hè:
a) Cảnh phục thường dùng mùa đông bao gồm mũ, quần, áo khoác, áo sơ mi mặc trong, caravat, dây lưng, giầy, bít tất;
b) Cảnh phục thường dùng mùa hè bao gồm mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất.
2. Cảnh phục thường dùng của nam hạ sĩ quan - binh sĩ; nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; nam học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật: Sử dụng một kiểu cảnh phục dùng chung cho mùa đông và mùa hè, bao gồm mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất.
3. Cảnh phục dã chiến của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan - binh sĩ bao gồm mũ huấn luyện, chiến đấu, mũ mềm dã chiến, quần áo dã chiến, ghệt dã chiến, dây lưng dã chiến.
4. Cảnh phục nghiệp vụ của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ nghi lễ, tuần tra song phương, đối ngoại, thông tin đường dây, công tác tàu, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và làm nhiệm vụ đặc thù gồm hai loại cảnh phục nghiệp vụ mùa đông và mùa hè, bao gồm mũ, quần áo, giầy hoặc ghệt, găng tay, dây lưng, dây chiến thắng.
5. Cảnh phục công tác các ngành, nghề chuyên môn trong Cảnh sát biển Việt Nam, khi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, bao gồm mũ, quần, áo, giầy hoặc ghệt.
6. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được cấp mũ, áo chống rét; sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thêm áo khoác quân dụng; hạ sĩ quan - binh sĩ nam làm nhiệm vụ canh gác thêm áo khoác gác.
7. Kiểu mẫu, màu sắc các loại cảnh phục quy định tại Điều này thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, cảnh phục thường dùng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan, nữ hạ sĩ quan - binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng gồm cảnh phục thường dùng mùa đông và cảnh phục thường dùng mùa hè:
(1) Cảnh phục thường dùng mùa đông bao gồm mũ, quần, áo khoác, áo sơ mi mặc trong, caravat, dây lưng, giầy, bít tất;
(2) Cảnh phục thường dùng mùa hè bao gồm mũ, quần, áo, dây lưng, giầy, bít tất.
Kinh phí bảo đảm cho Cảnh sát biển Việt Nam sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Kinh phí bảo đảm cho Cảnh sát biển Việt Nam
1. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có tài khoản được mở tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam do ngân sách nhà nước cấp, được ghi thành mục riêng trong tổng kinh phí của Bộ Quốc phòng.
2. Hằng năm, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách để bảo đảm kinh phí hoạt động cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Như vậy, kinh phí bảo đảm cho Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như sau:
(1) Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có tài khoản được mở tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam do ngân sách nhà nước cấp, được ghi thành mục riêng trong tổng kinh phí của Bộ Quốc phòng.
(2) Hằng năm, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách để bảo đảm kinh phí hoạt động cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.