Phụ cấp kiêm nhiệm của Bí thư Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã được quy định như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và bộ máy hành chính các cấp. Cho tôi hỏi nếu như một người có chức danh là Bí thư Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã thì có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không? Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có bắt buộc phải hoạt động chuyên trách không?

Bí thư Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm không?

Tại Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:

"Điều 3. Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;"

Như vậy, Bí thư đảng ủy xã và Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là cán bộ cấp xã.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố:

"Điều 10. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm.
2. Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”

Như vậy, chỉ trong trường hợp cán bộ cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa thì khi đó mới được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh.

Còn trong trường hợp Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã mà không giảm 1 chức danh (vẫn bố trí đủ số lượng tối đa theo quy định) thì sẽ không thực hiện chi trả phụ cấp kiêm nhiệm cho Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã.

Phụ cấp kiêm nhiệm của Bí thư Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã được quy định như thế nào?

Phụ cấp kiêm nhiệm của Bí thư Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã do ai bầu ra?

Căn cứ vào quy định tại Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) như sau:

"Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã.
2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
4. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã."

Như vậy, theo như quy định trên thì chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là do Hội đồng nhân dân xã bầu ra.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có bắt buộc phải hoạt động chuyên trách không?

Tại khoản 2 Điều 32 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã như sau:

"Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
...
2. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
..."

Như vậy, theo quy định trên thì chỉ có yêu cầu Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân là phải hoạt động chuyên trách, còn đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì không có yêu cầu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,543 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào