Phóng viên đưa thông tin sai sự thật lên truyền hình sẽ bị xử phạt như thế nào? Có được bồi thường thiệt hại khi bị đăng tải thông tin sai sự thật không?

Phóng viên đưa thông tin sai sự thật lên truyền hình sẽ bị xử phạt như thế nào? Cách đây mấy ngày anh phát hiện một phóng viên của một đơn vị A đã đưa thông tin không chính xác về mình lên truyền hình, việc này đã làm ảnh hưởng lớn đến công việc của anh, anh muốn hỏi trong trường hợp này anh phải làm thế nào?

Khi bị phóng viên đăng thông tin sai sự thật về mình lên truyền hình thì phải thế nào?

Đưa thông tin sai sự thật lên truyền hình

Khi bị phóng viên đăng thông tin sai sự thật về mình lên truyền hình thì phải thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo Điều 43 Luật Báo chí 2016 quy định về việc phải hồi thông tin như sau:

"Điều 43. Phản hồi thông tin
1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời Điểm đăng, phát thực hiện theo quy định về đăng, phát cải chính tại Khoản 5 Điều 42 của Luật này.
Trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan Điểm của mình.
Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng đăng, phát; cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.
...".

Theo đó khi cơ quan báo chí đăng tải thông tin sai sự thật thì anh có quyền lựa chọn giữa việc khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa.

Có được bồi thường thiệt hại khi bị phóng viên đăng tải thông tin sai sự thật không?

Căn cứ quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

"Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Theo đó, nếu việc đăng tải thông tin sai sự thật này gây thiệt hại đến bên anh thì anh có thể để yêu cầu bên cơ quan báo chí bồi thường thiệt hại cho mình.

Cụ thể phải bồi thường dựa trên những căn cứ như sau: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại khác do luật quy định.

Xử phạt đối với phóng viên đưa thông tin sai sự thật lên truyền hình như thế nào?

Theo quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6 Điều 8, khoản 9 và điểm a, điểm b khoản 10 Nghị định 119/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d, điểm e, điểm k, điểm l khoản 10 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng;”
...
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng;
...
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng;
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là sản phẩm báo chí của báo in, tạp chí in, bản tin, đặc san đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3; các khoản 6, 7, 8 và 8a Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 05 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này;
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, i và k khoản 3; các điểm a, b, c và d khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6, 7, 8 và 8a Điều này;
b) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, i và k khoản 3; các điểm a, b, c và d khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6, 7, 8 và 8a Điều này;
...”

Như vậy, người viết báo sai sự thật sẽ bị xử phạt. Cụ thể, nếu thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng, cơ quan báo chí bị phạt 5-10 triệu đồng.

Nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng, mức phạt là 60-80 triệu đồng. Nếu gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, mức phạt lên tới 80-100 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này có quy định thì mức phạt tiền đối với hành vi trên là mức phạt tiền áp dụng với tổ chức.

Còn đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trong cả ba trường hợp trên, cơ quan báo chí đều buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật đã đăng tải.

Trường hợp đăng thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, tờ báo còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 05 tháng.

Ngoài ra, Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm hành chính tiền 5-10 triệu đồng với một trong các hành vi: đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng; minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin; đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

8,442 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào