Phóng viên đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo sau khi chuyển công tác có cần phải xin giấy xác nhận của cơ quan cũ hay không?
- Phóng viên đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo sau khi chuyển công tác có cần phải xin giấy xác nhận của của cơ quan cũ hay không?
- Hướng dẫn ghi văn bản xác nhận cho người đề nghị đổi thẻ nhà báo theo mẫu mới nhất?
- Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp đổi thẻ nhà báo cho phóng viên khi chuyển công tác sang cơ quan mới?
Phóng viên đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo sau khi chuyển công tác có cần phải xin giấy xác nhận của của cơ quan cũ hay không?
Hồ sơ đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT như sau:
Hồ sơ, thủ tục đổi thẻ nhà báo
1. Cơ quan báo chí, cơ quan công tác mới của người đề nghị đổi thẻ nhà báo gửi 01 bộ hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan báo chí, cơ quan công tác mới của người đề nghị đổi thẻ nhà báo (Mẫu số 04);
b) Bản sao điện tử (trường hợp gửi hồ sơ trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông) hoặc bản sao (trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) Quyết định tiếp nhận công tác hoặc Hợp đồng lao động;
c) Văn bản của cơ quan trước khi chuyển công tác, trong đó nêu rõ thời điểm chấm dứt làm việc và xác nhận người đề nghị đổi thẻ nhà báo không thuộc một hoặc các trường hợp quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 3 Điều 27 Luật Báo chí (Mẫu số 05);
d) Danh sách tác phẩm báo chí đã đăng, phát đối với trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Luật Báo chí (Mẫu số 02).
...
Theo quy định vừa nêu thì phóng viên khi chuyển công tác sang cơ quan khác nhưng vẫn thuộc đối tượng được cấp thẻ nhà báo thì cần phải có văn bản của cơ quan báo chí trước khi chuyển công tác để nộp kèm vào hồ sơ đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo.
Văn bản xác nhận cho người đề nghị đổi thẻ nhà báo phải được lập theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 31/2021/TT - BTTTT TẢI VỀ.
Trong văn bản xác nhận của cơ quan báo chí cần phải nêu rõ thời điểm chấm dứt làm việc và xác nhận người đề nghị đổi thẻ nhà báo không thuộc một hoặc các trường hợp không được cấp thẻ nhà báo tại khoản 3 Điều 27 Luật Báo chí 2016, cụ thể là các trường hợp sau:
- Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
- Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
- Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích.
Phóng viên đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo sau khi chuyển công tác có cần phải xin giấy xác nhận của cơ quan cũ hay không? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn ghi văn bản xác nhận cho người đề nghị đổi thẻ nhà báo theo mẫu mới nhất?
Như đã nêu trên thì văn bản xác nhận cho người đề nghị đổi thẻ nhà báo phải được lập theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 31/2021/TT-BTTTT TẢI VỀ, cụ thể là mẫu sau:
Các thông tin trên mẫu văn bản xác nhận cho người đề nghị đổi thẻ nhà báo phải được ghi như sau:
(1) Tên cơ quan trước khi chuyển công tác.
(2) Văn bản gửi đến Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng thuộc các cơ quan báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí;
Văn bản gửi đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
(3) Tên người đề nghị đổi thẻ nhà báo.
(4) Tên người đề nghị đổi thẻ nhà báo; viết chữ in hoa đủ dấu.
(5) Ghi theo kỳ hạn của thẻ nhà báo đã được cấp (ví dụ: 2021 - 2025).
Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp đổi thẻ nhà báo cho phóng viên khi chuyển công tác sang cơ quan mới?
Thủ tục cấp đổi thẻ nhà báo được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT như sau:
Hồ sơ, thủ tục đổi thẻ nhà báo
...
2. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét đổi thẻ nhà báo; trường hợp từ chối đổi thẻ, các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này thông báo, nêu rõ lý do trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc bằng văn bản.
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT quy định như sau:
Cách thức gửi hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ nhà báo và trả thẻ nhà báo
...
2. Trong trường hợp không đủ điều kiện gửi hồ sơ trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ nhà báo gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến các cơ quan:
a) Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng thuộc các cơ quan báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí;
b) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
...
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đổi thẻ nhà báo cho phóng viên chuyển công tác.
Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp đổi thẻ nhà báo bị từ chối thì tùy thuộc phóng viên đó trực thuộc cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm phải thông báo lý do bị từ chối cho phóng viên trên Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc bằng văn bản, cụ thể là các cơ quan sau:
(1) Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng thuộc các cơ quan báo in, tạp chí in, báo điện tử, tạp chí điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, hội nhà báo các cấp và giảng viên chuyên ngành về báo chí;
(2) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.