Phòng trừ bệnh hại rừng trồng theo phương châm và nguyên tắc nào? Tiến hành phòng trừ bệnh hại rừng trồng theo các bước nào?
Phòng trừ bệnh hại rừng trồng theo phương châm và nguyên tắc nào?
Phương châm và nguyên tắc phòng trừ bệnh hại rừng trồng quy định ở tiết 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2013 như sau:
Quy định về kỹ thuật điều tra bệnh hại rừng và biện pháp phòng trừ bệnh
...
4.2. Kỹ thuật phòng trừ bệnh hại rừng trồng
4.2.1 Phương châm và nguyên tắc phòng trừ bệnh hại rừng trồng
Phòng trừ bệnh cần theo phương châm "Phòng là chính, trừ kịp thời, toàn diện và tổng hợp", luôn luôn phải thực hiện các biện pháp phòng trừ theo hướng cân bằng sinh thái luôn giữ mức độ bị hại dưới ngưỡng kinh tế.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật có ích và nâng cao sức đề kháng của cây.
...
Theo đó, phòng trừ bệnh hại rừng trồng theo phương châm và nguyên tắc sau:
Phòng trừ bệnh cần theo phương châm "Phòng là chính, trừ kịp thời, toàn diện và tổng hợp", luôn luôn phải thực hiện các biện pháp phòng trừ theo hướng cân bằng sinh thái luôn giữ mức độ bị hại dưới ngưỡng kinh tế.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật có ích và nâng cao sức đề kháng của cây.
Phòng trừ bệnh hại rừng trồng (Hình từ Internet)
Tiến hành phòng trừ bệnh hại rừng trồng theo các bước nào?
Các bước tiến hành phòng trừ bệnh hại rừng trồng quy định ở tiết 4.2.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2013 cụ thể:
Quy định về kỹ thuật điều tra bệnh hại rừng và biện pháp phòng trừ bệnh
...
4.2.2. Các bước tiến hành
Xây dựng kế hoạch phòng trừ: do chủ rừng chịu trách nhiệm soạn thảo dựa theo quy trình hay hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và phải được Sở NN-PTNT phê duyệt; thực hiện các phương pháp phòng trừ; kiểm tra kết quả phòng trừ; điều chỉnh kế hoạch phòng trừ; báo cáo kết quả phòng trừ bệnh.
...
Như vậy, tiến hành phòng trừ bệnh hại rừng trồng theo các bước sau:
Xây dựng kế hoạch phòng trừ: do chủ rừng chịu trách nhiệm soạn thảo dựa theo quy trình hay hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và phải được Sở NN-PTNT phê duyệt;
Thực hiện các phương pháp phòng trừ;
Kiểm tra kết quả phòng trừ;
Điều chỉnh kế hoạch phòng trừ;
Báo cáo kết quả phòng trừ bệnh.
Biện pháp phòng trừ bệnh hại rừng trồng gồm những biện pháp nào?
Các biện pháp phòng trừ bệnh hại rừng trồng quy định ở tiết 4.2.3 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2013 cụ thể:
Quy định về kỹ thuật điều tra bệnh hại rừng và biện pháp phòng trừ bệnh
...
4.2.3. Các biện pháp phòng trừ bệnh hại
Phòng trừ bệnh hại rừng được thực hiện bằng phương pháp quản lý tổng hợp dịch hại IPM (viết tắt của từ tiếng Anh là Integrated Pests Management) với các biện pháp sau: kiểm dịch; vật lý cơ giới; kỹ thuật lâm sinh; sinh học; hóa học.
Kiểm dịch thực vật do cơ quan chuyên môn thực hiện theo Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Khi bệnh mới xuất hiện tiến hành cắt bỏ hoặc chặt bỏ cành, cây bị bệnh mang ra khỏi rừng để tiêu hủy.
Áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc, cắt tỉa cành, trồng đúng mật độ, đúng lập địa để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, chống lại sự xâm nhiễm của bệnh. Việc cắt tỉa cành không được gây tổn thương nặng đến thân cây, việc cắt cành được thực hiện vào mùa khô để tránh sự xâm nhiễm của vật gây bệnh.
Sử dụng các chế phẩm sinh học đối kháng với vật gây bệnh và trồng các giống kháng bệnh.
Khi thực hiện phòng trừ hóa học, nghiêm cấm dùng các loại thuốc không được phép sử dụng ở Việt Nam, chỉ sử dụng các loại thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam khi thấy thật cần thiết. Khi sử dụng thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4 đúng "đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ-liều lượng và đúng kỹ thuật". Cần chú ý chọn các loại thuốc có độc tính thấp, có tính chọn lọc, hiệu quả trừ bệnh cao theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
4.2.4. Các quy định về dập tắt ổ dịch
Khi có dấu hiệu dịch, cơ quan bảo vệ thực vật các cấp cần tiến hành xác định và hướng dẫn chủ rừng thực hiện phương pháp dập dịch.
Khi có dịch các cơ quan bảo vệ thực vật cấp Tỉnh báo cáo để UBND tỉnh ra quyết định công bố dịch trong phạm vi của Tỉnh và báo cáo lên Bộ. Trường hợp vùng dịch thuộc phạm vi từ 2 tỉnh trở lên Bộ NN-PTNT quyết định công bố dịch.
Khi có quyết định công bố, chủ tịch UBND các cấp nơi có dịch phải chỉ đạo các ngành các cấp phối hợp với các tổ chức xã hội huy động nhân dân trong vùng thực hiện ngay các biện pháp hữu hiệu để dập dịch và ngăn ngừa sự lây lan sang các vùng khác.
Khi hết dịch cơ quan nào công bố dịch thì cơ quan đó bãi bỏ quyết định công bố dịch.
Điều kiện thể thức quyết định công bố dịch và bãi bỏ công bố dịch theo Pháp lệnh về bảo vệ thực vật và kiểm tra dịch thực vật.
Như vậy, phòng trừ bệnh hại rừng được thực hiện bằng phương pháp quản lý tổng hợp dịch hại IPM (viết tắt của từ tiếng Anh là Integrated Pests Management) với các biện pháp sau: kiểm dịch; vật lý cơ giới; kỹ thuật lâm sinh; sinh học; hóa học.
Kiểm dịch thực vật do cơ quan chuyên môn thực hiện theo Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Khi bệnh mới xuất hiện tiến hành cắt bỏ hoặc chặt bỏ cành, cây bị bệnh mang ra khỏi rừng để tiêu hủy.
Áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc, cắt tỉa cành, trồng đúng mật độ, đúng lập địa để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, chống lại sự xâm nhiễm của bệnh.
Việc cắt tỉa cành không được gây tổn thương nặng đến thân cây, việc cắt cành được thực hiện vào mùa khô để tránh sự xâm nhiễm của vật gây bệnh.
Sử dụng các chế phẩm sinh học đối kháng với vật gây bệnh và trồng các giống kháng bệnh.
Khi thực hiện phòng trừ hóa học, nghiêm cấm dùng các loại thuốc không được phép sử dụng ở Việt Nam, chỉ sử dụng các loại thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam khi thấy thật cần thiết.
Khi sử dụng thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4 đúng "đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ-liều lượng và đúng kỹ thuật".
Cần chú ý chọn các loại thuốc có độc tính thấp, có tính chọn lọc, hiệu quả trừ bệnh cao theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.