Phòng thủ dân sự ứng phó với sự cố trong phạm vi cấp huyện được xem là cấp phòng thủ dân sự bao nhiêu?
- Phòng thủ dân sự ứng phó với sự cố trong phạm vi cấp huyện được xem là cấp phòng thủ dân sự bao nhiêu?
- Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm những nội dung gì?
- Việc xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự có nằm trong nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự không?
Phòng thủ dân sự ứng phó với sự cố trong phạm vi cấp huyện được xem là cấp phòng thủ dân sự bao nhiêu?
Phòng thủ dân sự ứng phó với sự cố trong phạm vi cấp huyện được xem là cấp phòng thủ dân sự bao nhiêu, căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 7 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định:
Cấp độ phòng thủ dân sự
...
3. Cấp độ phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Phòng thủ dân sự cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trọng phạm vi địa bàn cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã;
b) Phòng thủ dân sự cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp huyện;
c) Phòng thủ dân sự cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi diễn biến, mức độ thiệt hại của sự cố, thảm họa vượt quá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Theo đó, phòng thủ dân sự ứng phó, khác phục hậu quả sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp huyện được áp dụng phòng thủ dân sự cấp 1.
Phòng thủ dân sự ứng phó với sự cố trong phạm vi cấp huyện được xem là cấp phòng thủ dân sự bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm những nội dung gì?
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm những nội dung gì, căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định:
Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1
1. Biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1 bao gồm:
a) Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
c) Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
d) Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
đ) Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;
e) Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp phòng thủ dân sự quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp 1 sẽ bao gồm những nội dung sau đây:
+ Sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;
+ Bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người trong khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
+ Cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
+ Phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;
+ Tiêu tẩy, khử độc, khử khuẩn, vệ sinh môi trường;
+ Bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
Việc xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự có nằm trong nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự không?
Việc xác định cấp phòng thủ dân sự có nằm trong nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự không, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định:
Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
1. Kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh khi cần thiết.
2. Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng;
b) Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra;
c) Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự;
d) Xác định nội dung phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương;
đ) Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;
e) Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Việc xây dựng, ban hành, điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia được quy định như sau:
a) Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;
b) Khi có yêu cầu đột xuất, cấp bách, vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương có liên quan điều chỉnh Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự sẽ nằm trong nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.