Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ gì trong công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên?
- Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện chức năng gì?
- Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ gì trong công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên?
- Ai có quyền quyết định biên chế của Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên?
Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện chức năng gì?
Theo tiểu mục II Mục A Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-TCHQ năm 2020 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
...
Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên (Phòng 2)
Phòng tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan trong công tác xử lý, giải quyết khiếu nại và công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
...
Theo đó, Phòng tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan trong công tác xử lý, giải quyết khiếu nại và công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan (Hình từ Internet)
Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ gì trong công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên?
Theo tiết 2 tiểu mục II Mục A Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-TCHQ năm 2020 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
...
Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên (Phòng 2)
...
Phòng tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
...
2. Nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp ưu tiên:
a) Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan để thẩm định, công nhận, đình chỉ, tạm đình chỉ, gia hạn chế độ doanh nghiệp ưu tiên; quản lý, theo dõi doanh nghiệp ưu tiên; kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp ưu tiên.
b) Thường xuyên theo dõi, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu về tình hình, kết quả thực hiện chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong toàn ngành; xây dựng, quản lý hồ sơ các doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên; đề xuất Cục trưởng báo cáo lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong toàn ngành.
c) Kiểm tra, hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và quy định về doanh nghiệp ưu tiên.
d) Tham mưu sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, quy trình nghiệp vụ về doanh nghiệp ưu tiên.
3. Quản lý công chức, hồ sơ, tài liệu và tài sản của Phòng theo quy định.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Theo đó, trong công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên, Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan để thẩm định, công nhận, đình chỉ, tạm đình chỉ, gia hạn chế độ doanh nghiệp ưu tiên; quản lý, theo dõi doanh nghiệp ưu tiên; kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp ưu tiên.
- Thường xuyên theo dõi, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu về tình hình, kết quả thực hiện chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong toàn ngành; xây dựng, quản lý hồ sơ các doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên; đề xuất Cục trưởng báo cáo lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong toàn ngành.
- Kiểm tra, hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong việc thực hiện chính sách, pháp luật và quy định về doanh nghiệp ưu tiên.
- Tham mưu sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, quy trình nghiệp vụ về doanh nghiệp ưu tiên.
Ai có quyền quyết định biên chế của Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên?
Theo tiểu mục 3 Mục B Phần II Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 190/QĐ-TCHQ năm 2020 như sau:
CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Các Phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có Trưởng phòng và không quá 03 (ba) Phó Trưởng phòng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng. Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thực hiện theo quy định của Pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Biên chế của các Phòng thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan do Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Theo đó, biên chế của Phòng Tham mưu xử lý và quản lý doanh nghiệp ưu tiên do Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.