Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM ở đâu? Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM có trách nhiệm như thế nào?
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM ở đâu? Trách nhiệm của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM là gì?
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh, giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đang tạm trú hoặc làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
Pháp luật không có quy định cụ thể về trách nhiệm của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM.
Tuy nhiên Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM thuộc Bộ Công an, thông qua trách nhiệm của Bộ trong quản lý xuất nhập cảnh tại Điều 45 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 13 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 cụ thể:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành liên quan soạn thảo, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; hướng dẫn việc thực hiện tạm hoãn, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao quy định về quy trình thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử; hướng dẫn cụ thể quy trình cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông.
- Ban hành các mẫu giấy tờ xuất nhập cảnh và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của Luật này sau khi trao đổi với các Bộ, ngành liên quan; in ấn, quản lý và cung ứng giấy tờ xuất nhập cảnh để cấp cho công dân.
- Tổ chức thực hiện cấp hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Công an quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, quản lý, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ, khai thác chứng thư số phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử, được kết nối với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Trang bị phương tiện, đào tạo, huấn luyện người làm công tác quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của Luật này.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng đề xuất ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú; phối hợp với Bộ Ngoại giao đề xuất ký kết điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Cung cấp cho Bộ Quốc phòng thông tin, tài liệu về các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam để phục vụ công tác kiểm soát xuất nhập cảnh.
- Thống kê nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trên môi trường điện tử theo quy định của Luật này và pháp luật về giao dịch điện tử.
Như vậy, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM thuộc Bộ Công an thực hiện phối hợp hoạt động với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các Bộ khác để ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động xuất nhập cảnh.
Bên cạnh đó, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh là tập hợp các thông tin liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được số hóa, lưu trữ, quản lý, khai thác bằng cơ sở hạ tầng thông tin.
Bên cạnh đó Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM thuộc Bộ Công an thực hiện ”Mẫu giấy tờ xuất nhập cảnh và các giấy tờ khác có liên quan” công tác này rất quan trọng bởi giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành ra để chứng nhận và khác với các loại giấy tờ giả mạo khác nên việc cung cấp các mẫu phải đúng theo quy định, có nội dung đầy đủ và hình thức theo quy định chung.
Trụ sở chính đặt tại địa chỉ:
196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp.HCM -
Điện thoại: (028).38.299.398 - Fax: (028).38.244.075.
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM ở đâu (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm về xuất nhập cảnh?
Tại Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định như sau:
- Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
- Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
- Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
- Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
- Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
- Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
- Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.
- Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.
Công dân Việt Nam có quyền gì về xuất nhập cảnh?
Quyền của công dân Việt Nam về xuất nhập cảnh theo khoản 1 Điều 5 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 cụ thể:
- Được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của Luật này;
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử;
- Được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của Luật này;
- Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu cung cấp thông tin về xuất cảnh, nhập cảnh của mình; yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, giấy tờ xuất nhập cảnh của mình để bảo đảm đầy đủ, chính xác;
- Sử dụng hộ chiếu của mình để thực hiện giao dịch hoặc thủ tục khác theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.