Phòng Marketing là gì? Tải mẫu sơ đồ quy trình làm việc phòng Marketing? Mức lương nhân viên phòng Marketing?
Phòng Marketing là gì?
Phòng Marketing là bộ phận trong một tổ chức hoặc công ty chuyên trách về việc xây dựng, triển khai và quản lý các chiến lược tiếp thị nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Các nhiệm vụ chính của phòng Marketing bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường: Phân tích nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường để định hình chiến lược tiếp thị.
- Lập kế hoạch tiếp thị: Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn để tiếp cận và tương tác với khách hàng.
- Quảng cáo và truyền thông: Thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên nhiều kênh truyền thông như mạng xã hội, truyền hình, báo chí, và các nền tảng trực tuyến.
- Xây dựng thương hiệu: Phát triển và duy trì hình ảnh thương hiệu, bao gồm logo, slogan và giá trị cốt lõi.
- Tổ chức sự kiện: Lên kế hoạch và thực hiện các sự kiện, hội thảo hoặc buổi ra mắt sản phẩm để tạo cơ hội kết nối với khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng: Tương tác với khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
- Phân tích hiệu quả chiến dịch: Đánh giá các chiến dịch tiếp thị để xem xét mức độ thành công và điều chỉnh chiến lược cho các chiến dịch sau.
Phòng Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Phòng Marketing là gì? Tải mẫu sơ đồ quy trình làm việc phòng Marketing? Mức lương nhân viên phòng Marketing? (Hình từ Internet)
Tải mẫu sơ đồ quy trình làm việc phòng Marketing?
TẢI VỀ Mẫu sơ đồ quy trình làm việc phòng Marketing
Lưu ý: Mẫu sơ đồ trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mức lương của nhân viên phòng Marketing bao nhiêu?
Mức lương của nhân viên phòng Marketing bao nhiêu thì căn cứ quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về mức lương của nhân viên phòng Marketing là bao nhiêu.
Đối chiếu theo quy định trên thì mức lương của nhân viên phòng Marketing sẽ theo thỏa thuận giữa nhân viên và công ty, mức lương thỏa thuận sẽ tương ứng với công việc và chức danh mà nhân viên phòng Marketing đảm nhiệm.
Tuy nhiên, mức lương của nhân viên phòng Marketing không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
(1) Người lao động làm việc tại Vùng I, mức lương tổi thiểu là 4.960.000 đồng/tháng hoặc 23.800 đồng/giờ.
(2) Người lao động làm việc tại Vùng II, mức lương tổi thiểu là 4.410.000 đồng/tháng hoặc 21.200 đồng/giờ.
(3) Người lao động làm việc tại Vùng III, mức lương tổi thiểu là 3.860.000 đồng/tháng hoặc 18.600 đồng/giờ.
(4) Người lao động làm việc tại Vùng IV, mức lương tổi thiểu là 3.450.000 đồng/tháng hoặc 16.600 đồng/giờ.
Theo đó, danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
TẢI VỀ Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2024
Quyền và nghĩa vụ của người lao động được pháp luật quy định thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của người lao động được quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Người lao động có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.