Phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án có được lắp các thiết bị ghi âm, ghi hình hay không? Thành phần phiên hòa giải gồm những ai?
Phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án có được lắp các thiết bị ghi âm, ghi hình hay không?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 02/2020/TT-TANDTC quy định về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện bố trí phòng làm việc của Hòa giải viên, phòng hòa giải, đối thoại và cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình. Phòng làm việc của Hòa giải viên và phòng hòa giải, đối thoại được đặt tại trụ sở Tòa án.
2. Nguyên tắc bố trí phòng làm việc của Hòa giải viên
Bên ngoài cửa phòng lắp đặt biển hiệu có nội dung “Phòng làm việc của Hòa giải viên”.
3. Nguyên tắc bố trí Phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án
a) Bên ngoài cửa phòng lắp đặt biển hiệu có nội dung “Phòng hòa giải, đối thoại”; niêm yết "Quy chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án" và danh sách Hòa giải viên.
b) Bàn ghế trong phòng được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng, tạo sự thân thiện, gần gũi, được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp vị trí ngồi của các bên tham gia hòa giải, đối thoại thể hiện sự bình đẳng và thống nhất theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
c) Các trang thiết bị, cách thức bố trí trong phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án, kích thước, màu sắc của biển hiệu phải thống nhất theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
d) Không được lắp hoặc sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình khi hòa giải, đối thoại. Trường hợp cần ghi âm, ghi hình buổi hòa giải, đối thoại phục vụ các công tác khác như báo cáo, truyền thông hoặc tập huấn trong hòa giải, đối thoại thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của các bên tham gia hòa giải, đối thoại.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ không được lắp hoặc sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình khi hòa giải, đối thoại. Nếu như cần phải ghi âm, ghi hình buổi hòa giải, đối thoại phục vụ các công tác khác như báo cáo, truyền thông hoặc tập huấn trong hòa giải, đối thoại thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của các bên tham gia hòa giải, đối thoại.
Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Hình từ Internet)
Thành phần tham gia phiên hòa giải gồm có những ai?
Tại Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định cụ thể về thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Thành phần phiên hòa giải, đối thoại gồm có:
a) Hòa giải viên;
b) Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
c) Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của các bên được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Người bị kiện trong khiếu kiện hành chính có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia đối thoại. Người đại diện theo ủy quyền phải có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết khiếu kiện.
Theo đó, thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ gồm có:
- Hòa giải viên;
- Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
- Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý, các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại, trừ trường hợp hòa giải việc ly hôn thì các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia.
Trường hợp nào sẽ không tiến hành hòa giải tại Tòa án?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, khi thuộc một trong những trường hợp sau đây thì sẽ không tiến hành hòa giải tại Tòa án
Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.
4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.
6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.