Phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
- Phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết sau đó đầu thú thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết đã chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích khi nào?
Phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo quy định trên thì người thực hiện hành vi phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người dẫn đến 03 người chết có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
Hành vi phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết sau đó đầu thú thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết sau đó đầu thú thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết sau đó đầu thú thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết đã chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích khi nào?
Tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về đương nhiêu được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Như vậy, người phóng hỏa đốt nhà người khác để giết người làm 03 người chết thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Do đó, người bị phạm tội này sẽ đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 03 năm hoặc 05 năm (tùy theo mức phạt tù của người này).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.