Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã là loại hình gì? Tên phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được đặt như thế nào?
Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã là loại hình gì?
Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2018/TT-NHNN thì phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã là loại hình chi nhánh, đơn vị phụ thuộc ngân hàng hợp tác xã, được quản lý bởi một chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng hợp tác xã theo quy định nội bộ và quy định của pháp luật.
Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã là loại hình gì? (Hình từ Internet)
Tên phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được đặt như thế nào?
Tên phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được đặt theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Địa bàn hoạt động, tên chi nhánh, phòng giao dịch
1. Địa bàn hoạt động:
a) Đối với ngân hàng hợp tác xã:
(i) Chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định cụ thể trong văn bản chấp thuận thành lập chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý.
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
Phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Tên chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và được đặt như sau:
a) Tên chi nhánh: Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi-nhánh”;
b) Tên phòng giao dịch:
(i) Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi nhánh” (là chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch” hoặc Ngân hàng Hợp tác xã - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”;
(ii) Quỹ tín dụng nhân dân “tên Quỹ tín dụng nhân dân” - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”.
Như vậy, theo quy định trên thì tên phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được đặt như sau: Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi nhánh” (là chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch” hoặc Ngân hàng Hợp tác xã - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”.
Ngân hàng hợp tác xã có phải xây dựng quy chế về quản lý mạng lưới không?
Ngân hàng hợp tác xã có phải xây dựng quy chế về quản lý mạng lưới không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Quy chế về quản lý mạng lưới
1. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải xây dựng Quy chế về quản lý mạng lưới để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phù hợp với năng lực quản lý của từng loại đơn vị mạng lưới và phù hợp với quy định của pháp luật, gồm các nội dung tối thiểu như sau:
a) Cơ cấu tổ chức, nhân sự;
b) Nội dung, phạm vi hoạt động, cơ chế hạch toán, kế toán;
c) Hạn mức cho từng nghiệp vụ đối với một khách hàng, nhóm khách hàng và tất cả khách hàng; các giới hạn cho từng loại rủi ro;
d) Cơ chế quản lý, giám sát của trụ sở chính, chi nhánh đối với đối tượng thuộc mạng lưới để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động, an toàn chuyển tiền và kho quỹ;
đ) Tiêu chuẩn, Điều kiện của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch, Trưởng các bộ phận chuyên môn, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện hoặc các chức danh tương đương đảm bảo đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để Điều hành công việc như đối với các chức danh tương đương tại trụ sở chính.
2. Quy chế cần quy định cụ thể về hạn mức hoạt động nghiệp vụ đối với chi nhánh, phòng giao dịch và hoạt động của phòng giao dịch phải hạn chế hơn chi nhánh đảm bảo phù hợp năng lực quản trị và quy mô hoạt động.
3. Quy chế phải quy định cụ thể đối với các đơn vị mạng lưới hoạt động ở nước ngoài.
4. Quy chế phải được rà soát định kỳ đảm bảo phù hợp với những thay đổi của các đơn vị mạng lưới và những thay đổi của thị trường.
5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ban hành Quy chế về quản lý mạng lưới, ngân hàng hợp tác xã phải gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi ngân hàng hợp tác xã đặt trụ sở chính; quỹ tín dụng nhân dân phải gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng hợp tác xã phải xây dựng quy chế về quản lý mạng lưới để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phù hợp với năng lực quản lý của từng loại đơn vị mạng lưới và phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.