Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quân sự ở đâu?
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quân sự ở đâu?
Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 113/2015/TT-BQP quy định về đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quân sự như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quân sự
1. Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát có trình độ lý luận chính trị cao cấp, có kiến thức quân sự theo quy định của từng chức danh cán bộ Viện kiểm sát quân sự.
2. Nguồn tuyển chọn
a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực.
c) Kiểm sát viên, Điều tra viên, sĩ quan có cấp bậc quân hàm thiếu tá trở lên.
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương được đào tạo tại Học viện Quốc phòng hoặc lớp cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị.
Theo quy định nêu trên thì Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quân sự tại Học viện Quốc phòng hoặc lớp cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có nghĩa vụ như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 113/2015/TT-BQP quy định như sau:
Nghĩa vụ của cán bộ Viện kiểm sát quân sự
1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và các quy chế công tác của Viện Kiểm sát nhân dân.
2. Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
3. Thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về mọi mặt; quý trọng danh dự nghề nghiệp, phấn đấu, rèn luyện trở thành cán bộ mẫu mực, trong sáng về đạo đức, thận trọng, khiêm tốn, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam và Viện kiểm sát quân sự.
Theo quy định Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có nghĩa vụ sau đây:
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và các quy chế công tác của Viện Kiểm sát nhân dân.
- Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về mọi mặt; quý trọng danh dự nghề nghiệp, phấn đấu, rèn luyện trở thành cán bộ mẫu mực, trong sáng về đạo đức, thận trọng, khiêm tốn, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam và Viện kiểm sát quân sự.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quân sự ở đâu? (Hình từ Internet)
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Theo khoản 1 Điều 72 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương như sau:
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp mình và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp mình và trước pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Theo quy định Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Lưu ý: Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp mình và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trước Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp mình và trước pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.