Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ gì? Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án?
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ gì?
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Theo Mục 1 Phụ lục 02 Tiêu chuẩn chức danh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
1. Vị trí, chức danh
Chức danh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Phó Tổng cục trưởng) là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là cấp phó của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Tổng cục trưởng); có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng phụ trách, chỉ đạo thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được Tổng cục trưởng phân công; thay mặt Tổng cục trưởng điều hành công việc của Tổng cục khi được ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Căn cứ trên quy định trên chức danh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là cấp phó của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm:
- Giúp Tổng cục trưởng phụ trách, chỉ đạo thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được Tổng cục trưởng phân công;
- Thay mặt Tổng cục trưởng điều hành công việc của Tổng cục Thi hành án dân sự khi được ủy quyền;
- Chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Để được bổ nhiệm chức danh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thì công chức cần đáp ứng những gì đối với tiêu chuẩn về trình độ?
Theo Mục 3 Phụ lục 02 Tiêu chuẩn chức danh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 quy định để được bổ nhiệm chức danh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thì công chức cần đáp ứng những sau đây đối với tiêu chuẩn về trình độ, gồm:
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được bổ nhiệm ngạch thẩm tra viên chính hoặc tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng II;
- Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
- Đã tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc cấp sở;
- Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Có kinh nghiệm công tác quy định tại Khung năng lực vị trí việc làm của Tổng cục Thi hành án dân sự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án?
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ cấu công chức, viên chức của Tổng cục Thi hành án dân sự
1. Tổng cục Thi hành án dân sự có cơ cấu nhân sự sau đây:
a) Tổng Cục trưởng và không quá 03 Phó Tổng cục trưởng;
b) Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và công chức khác;
c) Viên chức.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu công chức, tổ chức của các tổ chức giúp việc Tổng Cục trưởng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc cấp mình quản lý theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách.
Căn cứ quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.