Phó Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm mất thì tiến hành bổ nhiệm Phó Thủ tướng mới như thế nào theo quy định hiện nay?
Phó Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm mất thì bổ nhiệm Phó Thủ tướng mới như thế nào?
Việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ mới được quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Trình tự quyết định cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ
...
2. Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ theo trình tự sau đây:
a) Thủ tướng Chính phủ trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
b) Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, mời Thủ tướng Chính phủ tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
c) Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
d) Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
đ) Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín;
e) Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết;
g) Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
h) Quốc hội thảo luận;
i) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;
k) Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
Như vậy, khi Phó Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm mất thì Thủ tướng Chính phủ sẽ đề nghị với Quốc hội về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng chính phủ mới theo trình tự thủ tục sau:
Bước 1: Trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm
Thủ tướng Chính phủ trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ mới.
Bước 2: Thảo luận
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, mời Thủ tướng Chính phủ tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan;
Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
Bước 3: Thành lập ban kiểm phiếu
Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu để tiến hành bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ mới.
Bước 4: Tổ chức bỏ phiếu
Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Bước 5: Báo cáo kết quả kiếm phiếu
Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết bổ nhiệm Phó Thủ tướng.
Bước 6: Trình dự thảo nghị quyết phê chuẩn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Bước 7: Thông qua dự thảo nghị quyết
Sau khi nhận được dự thảo nghị quyết, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận một lần nữa về vấn đề bổ nhiệm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
Sau đó, Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Chính phủ đương nhiệm mất thì tiến hành bổ nhiệm Phó Thủ tướng mới như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Phó Thủ tướng Chính phủ phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể nào theo quy định hiện nay?
Tiêu chuẩn cụ thể của Phó Thủ tướng Chính phủ quy định tại tiểu mục 2.12 Mục 2 Chương I Quy định 214-QĐ/TW như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.12. Phó Thủ tướng Chính phủ
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có năng lực trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Có kiến thức sâu rộng về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; hiểu biết sâu về lĩnh vực được phân công. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. Có năng lực phát hiện những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực phụ trách và đề xuất các giải pháp khắc phục. Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
...
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung về chính trị, tư tưởng; về đạo đức, lối sống; về trình độ; về năng lực và uy tín; về sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực sau:
- Có năng lực trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp.
- Có kiến thức sâu rộng về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; hiểu biết sâu về lĩnh vực được phân công.
- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Có năng lực phát hiện những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực phụ trách và đề xuất các giải pháp khắc phục.
- Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Phó Thủ tướng Chính phủ có được phép thay mặt Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công tác lãnh đạo hay không?
Căn cứ Điều 31 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về Phó Thủ tướng Chính phủ như sau:
Phó Thủ tướng Chính phủ
1. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.
2. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Như vậy, Phó Thủ tướng Chính phủ được quyền thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm khi vắng mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.