Phó Chủ tịch Quốc hội hiện nay đang có mức lương bao nhiêu? Phó Chủ tịch Quốc hội do ai bầu theo quy định?

Cho tôi hỏi: Phó Chủ tịch Quốc hội hiện nay đang có mức lương bao nhiêu? Phó Chủ tịch Quốc hội do ai bầu theo quy định? Tiêu chuẩn đối với chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội là gì? Tôi cảm ơn - Câu hỏi của anh Tuấn (TP. HCM).

Phó Chủ tịch Quốc hội hiện nay đang có mức lương bao nhiêu?

Theo Mục II Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13) có quy định hệ số lương như sau:

Chủ tịch Hội đồng dân tộc

Theo quy định nêu trên thì Phó Chủ tịch Quốc hội có 2 bậc hệ số lương là 10,40 và 11,00.

Tuy nhiên, theo quy định mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành.

Như vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội hiện nay đang có mức lương như sau:

- Trước ngày 01/7/2023 mức lương của Phó Chủ tịch Quốc hội là 15.496.000 đồng và 16.390.000 đồng

- Từ ngày 01/7/2023 trở về sau mức lương của Phó Chủ tịch Quốc hội là 18.720.000 đồng và 19.800.000 đồng.

Phó Chủ tịch Quốc hội do ai bầu?

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:

Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
...

Theo quy định thì Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

phó chủ tịch quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội hiện nay đang có mức lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn đối với chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội là gì?

Theo quy định để trở thành Phó Chủ tịch Quốc hội thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

(1) Phó Chủ tịch Quốc hội phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung được quy định tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:

- Về chính trị, tư tưởng quy định tại tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;

- Về đạo đức, lối sống quy định tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;

- Về trình độ quy định tại tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;

- Về năng lực và uy tín được quy định tại tiết 1.4 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020;

- Về tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm được quy định tại tiết 1.5 tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW 2020.

(2) Phó Chủ tịch Quốc hội phải đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh cụ thể quy định tại tiết 2.11 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:

I- KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
...
2.11. Phó Chủ tịch Quốc hội
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Hiểu biết sâu rộng về pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước và hiểu biết sâu về lĩnh vực được phân công. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo tổ chức thực hiện, giám sát việc thực thi pháp luật có hiệu quả. Có năng lực phát hiện những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực phụ trách và đề xuất các giải pháp khắc phục; đại diện tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Có năng lực điều hành các phiên họp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
...

Theo đó, Phó Chủ tịch Quốc hội phải bbảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:

- Hiểu biết sâu rộng về pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Có kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước và hiểu biết sâu về lĩnh vực được phân công.

- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo tổ chức thực hiện, giám sát việc thực thi pháp luật có hiệu quả.

- Có năng lực phát hiện những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực phụ trách và đề xuất các giải pháp khắc phục; đại diện tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

- Có năng lực điều hành các phiên họp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,411 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào