Phó chủ tịch công đoàn cấp tỉnh là cán bộ công đoàn chuyên trách thì phải có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn bao nhiêu năm?
- Phó chủ tịch công đoàn cấp tỉnh là cán bộ công đoàn chuyên trách thì phải có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn bao nhiêu năm?
- Cơ quan nào có trách nhiệm giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng?
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Phó chủ tịch công đoàn cấp tỉnh là cán bộ công đoàn chuyên trách thì phải có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn bao nhiêu năm?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 4 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định như sau:
"Điều 4. Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương
[...] 4. Phó chủ tịch công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương
Đáp ứng các tiêu chuẩn của ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và các yêu cầu về trình độ, năng lực của chức danh phó chủ tịch liên đoàn lao động tỉnh và tương đương theo quy định hiện hành về danh mục vị trí việc làm công chức Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Về năng lực công tác
- Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác công đoàn ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách.
- Có phong cách lãnh đạo và phương pháp hoạt động; có uy tín và khả năng đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò là thủ lĩnh phong trào công nhân và hoạt động công đoàn ở địa phương, trong ngành, cơ quan, đơn vị.
b) Về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn
- Đối với nguồn nhân sự tại chỗ, hoặc cán bộ công đoàn chuyên trách trong cùng hệ thống công đoàn phải có từ đủ 01 năm trở lên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng ban và tương đương công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương hoặc chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Trường hợp nguồn nhân sự từ nơi khác phải có từ đủ 01 năm trở lên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp tương đương phụ cấp trưởng ban công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. [...]"
Như vậy phó chủ tịch công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương cán bộ công đoàn chuyên trách trong cùng hệ thống công đoàn phải có từ đủ 01 năm trở lên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng ban và tương đương công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương hoặc chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cán bộ công đoàn (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng?
Căn cứ theo điểm g khoản 7 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
"Điều 11. Ban chấp hành công đoàn các cấp
[...] 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp
a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
đ. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
e. Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
g. Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
h. Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
i. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước. [...]"
Như vậy ban chấp hành công đoàn các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
"Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở
[...] 5. Tổ chức thực hiện nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định; thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh. [...]"
Như vậy tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn là nhiệm vụ của công đoàn cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.