Phiếu trưng cầu ý dân được hiểu như thế nào? Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân rơi vào thứ bảy hay chủ nhật?

Cho tôi hỏi phiếu trưng cầu ý dân được hiểu như thế nào? Tôi là công dân 25 tuổi quê Nghệ An. Tôi muốn tìm hiểu về phiếu trưng cầu ý dân. Vậy ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân rơi vào thứ bảy hay chủ nhật? Mong được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!

Phiếu trưng cầu ý dân được hiểu như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Trưng cầu ý dân 2015 được quy định như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật này.
2. Đề nghị trưng cầu ý dân là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đề xuất vấn đề cần trưng cầu ý dân để Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Phiếu trưng cầu ý dân là phiếu theo mẫu do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, trong đó ghi rõ nội dung trưng cầu ý dân để sử dụng trong từng cuộc trưng cầu ý dân.
4. Cử tri là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật này."

Theo đó, phiếu trưng cầu ý dân được hiểu là phiếu theo mẫu do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, trong đó ghi rõ nội dung trưng cầu ý dân để sử dụng trong từng cuộc trưng cầu ý dân.

Phiếu trưng cầu ý dân

Phiếu trưng cầu ý dân

Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân rơi vào thứ bảy hay chủ nhật?

Theo Điều 8 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân như sau:

"Điều 8. Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân
Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày chủ nhật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân."

Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày chủ nhật chứ không phải ngày thứ bảy, do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

Có được dùng thủ đoạn cưỡng ép cử tri thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình không?

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định cụ thể như sau:

"Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân.
2. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình.
3. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân.
4. Lợi dụng việc trưng cầu ý dân để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
5. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu trưng cầu ý dân, quy định khác của Luật này."

Theo đó, dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình là hành vi bị nghiêm cấm.

Trường hợp nào có thể thành lập khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân riêng?

Theo Điều 30 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân như sau:

"Điều 30. Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân
1. Việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
2. Mỗi khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
3. Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân riêng gồm:
a) Đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hộ sinh, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;
c) Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam."

Theo đó, các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân riêng gồm:

- Đơn vị vũ trang nhân dân;

- Bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hộ sinh, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;

- Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,748 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào