Phiên họp xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản có nhiều tình tiết thì có xin thêm thời gian xem xét không?
- Khi nhận được đề nghị xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản thì Tổ Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Phiên họp xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản có nhiều tình tiết thì có xin thêm thời gian xem xét không?
- Khi giải quyết đề nghị xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản thì Tổ trưởng Tổ Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Khi nhận được đề nghị xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản thì Tổ Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 44 Luật Phá sản 2014 quy định về thời hạn mở phiên họp xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản như sau:
Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
...
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trả lại, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị.
6. Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp. Trong trường hợp cần thiết có thể triệu tập người khác để hỏi thêm về những vấn đề chưa rõ.
...
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trả lại, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị.
Phiên họp xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản có nhiều tình tiết thì có xin thêm thời gian xem xét không?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về việc kéo dài thời gian phiên họp xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản như sau:
Trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
...
5. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
6. Tổ Thẩm phán thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín về việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Khi thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Tổ Thẩm phán. Biên bản phiên họp của Tổ Thẩm phán phải được các thành viên của Tổ Thẩm phán, Thư ký Tòa án ghi biên bản ký, ghi rõ họ tên. Thành viên Tổ thẩm phán có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng hoặc ghi trong biên bản phiên họp.
Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp mà không thể ra quyết định ngay thì Tổ Thẩm phán có thể quyết định kéo dài thời gian thảo luận và biểu quyết nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày mở phiên họp.
7. Quyết định của Tổ Thẩm phán phải được đa số thành viên của Tổ Thẩm phán biểu quyết tán thành. Quyết định này phải được lập thành văn bản, được Tổ trưởng Tổ thẩm phán ký thay mặt Tổ thẩm phán và đóng dấu Tòa án.
Như vậy, trong trường hợp khi xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản mà xét thấy có nhiều tình tiết phức tạp, không thể ra quyết định ngay thì Tổ Thẩm phán có thể quyết định kéo dài thời gian thảo luận và biểu quyết nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày mở phiên họp.
Phiên họp xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản có nhiều tình tiết thì có xin thêm thời gian xem xét không? (Hình từ Internet)
Khi giải quyết đề nghị xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản thì Tổ trưởng Tổ Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ Thẩm phán như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thẩm phán sau đây do Tổ trưởng Tổ thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán thực hiện:
a) Tiếp nhận hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
b) Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết;
c) Gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
d) Tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản, đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
đ) Quyết định mở phiên họp xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
e) Gửi quyết định của Tổ Thẩm phán theo quy định tại khoản 7 Điều 44 của Luật phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác để giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật phá sản.
...
Theo đó, khi giải quyết đề nghị xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản thì Tổ trưởng Tổ Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn như tiếp nhận hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết;...và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.