Phí công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là bao nhiêu? Có phải đất có giá trị càng cao thì phí công chứng càng lớn?
Có phải đất có giá trị càng cao thì phí công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất càng lớn?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng như sau:
Mức thu phí, lệ phí
...
2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
a1) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
a2) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
a3) Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
a4) Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
a5) Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay.
a6) Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
a7) Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, vì phí công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản được tính dựa trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
Như vậy, nếu đất có giá trị càng lớn thì phí công chứng cũng sẽ càng lớn. Lưu ý, với trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản có ghi giá trị khoản vay thì phí công chứng sẽ được tính trên giá trị khoản vay.
Công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (Hình từ Internet)
Phí công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch như sau:
Như vậy, để xác định được mức thu phí hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thì phải căn cứ dựa vào giá trị của tài sản thế chấp (tức giá trị của mảnh đất), từ đó đối chiếu với bảng phí công chứng nêu trên để tính.
Đối với trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản có ghi giá trị khoản vay thì phí công chứng sẽ được tính trên giá trị khoản vay và cũng sẽ thực hiện theo bảng phí công chứng trên đây.
Lưu ý: Mức thu phí công chứng quy định trên đây được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện tại đâu?
Căn cứ theo Điều 54 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng:
Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản
1. Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.
2. Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.
Ví dụ: mảnh đất bạn thế chấp nằm tại tỉnh Đồng Nai thì phải thực hiện công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.