Phí bảo trì đường bộ là phí gì? Kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương được lấy từ nguồn nào?
Phí bảo trì đường bộ là phí gì? Kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương được lấy từ nguồn nào?
Phí bảo trì đường bộ (hay còn gọi là phí sử dụng đường bộ) là một loại phí mà các chủ phương tiện xe ô tô phải nộp để sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp đường bộ để phục vụ các phương tiện đã đóng phí lưu thông.
Kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương được quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 60/2017/TT-BTC như sau:
Quy định chung
...
4. Nguồn kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ:
a) Nguồn kinh phí của Quỹ trung ương, gồm:
- Ngân sách trung ương cấp từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương (65% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước);
- Ngân sách trung ương cấp bổ sung cho Quỹ trung ương.
- Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
b) Nguồn kinh phí của Quỹ địa phương, gồm:
- Ngân sách trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương (35% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước);
- Ngân sách địa phương cấp bổ sung cho Quỹ địa phương.
- Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương do Quỹ bảo trì đường bộ địa phương bảo đảm.
Nguồn kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương bao gồm:
- Ngân sách trung ương cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương (35% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước);
- Ngân sách địa phương cấp bổ sung cho Quỹ địa phương.
- Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Phí bảo trì đường bộ là phí gì? Kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương được lấy từ nguồn nào? (Hình từ Internet)
Kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ được dùng để chi cho những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 60/2017/TT-BTC thì nội dung chi kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ bao gồm:
(1) Chi bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ.
(2) Chi sửa chữa định kỳ công trình đường bộ.
(3) Chi sửa chữa đột xuất: khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông hoặc các nguyên nhân bất thường khác, chi giải phóng mặt bằng (nếu có) để đảm bảo giao thông và an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và quy định của pháp luật về đất đai.
(4) Chi hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định và lưu động, gồm: Chi phí hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên (mua sắm, sửa chữa, kiểm định thiết bị; sửa chữa, nâng cấp nhà trạm).
(5) Hỗ trợ chi phí dịch vụ sử dụng phà (phần chi phí chưa kết cấu vào giá) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(6) Chi kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng công trình đường bộ theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng;
Chi lập quy trình và định mức quản lý, khai thác bảo trì các công trình đường bộ đang khai thác có yêu cầu đặc thù.
(7) Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trì đường bộ.
(8) Chi mua trang phục tuần kiểm.
(9) Chi sửa chữa cải tạo nhà hạt.
(10) Chi hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ bảo trì đường bộ: Áp dụng theo định mức của cơ quan nhà nước (đối với biên chế được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên trách) và các khoản chi khác theo chế độ quy định đảm bảo hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ và bộ máy giúp việc Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ.
(11) Chi hoạt động thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm chi hỗ trợ thanh tra giao thông địa phương thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến quốc lộ uỷ quyền (nếu có).
(12) Chi hỗ trợ công tác kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
(13) Chi ứng dụng công nghệ và thuê mua sản phẩm, dịch vụ công nghệ phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và bảo trì công trình đường bộ.
(14) Chi hoạt động trông coi, bảo quản công trình đường bộ trong một số trường hợp đặc thù theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (đối với đường quốc lộ), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với đường địa phương).
(15) Chi làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt.
(16) Chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ công tác vượt sông (phà tự hành, phà thép và ca nô lai dắt) để đảm bảo giao thông thông suốt trên hệ thống đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, sau khi được Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ xem xét, quyết định.
(17) Chi khác liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ do Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ quyết định.
Những cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng, thanh toán Quỹ bảo trì đường bộ?
Trách nhiệm kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng, thanh toán Quỹ bảo trì đường bộ được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 60/2017/TT-BTC như sau:
Công tác kiểm tra
Để đảm bảo việc sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ đúng mục đích, có hiệu quả; Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình quản lý, sử dụng, thanh toán Quỹ bảo trì đường bộ.
...
Theo đó, để đảm bảo việc sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ đúng mục đích, có hiệu quả thì Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình quản lý, sử dụng, thanh toán Quỹ bảo trì đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.