Phế liệu thủy tinh được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?
Phế liệu thủy tinh được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất là gì?
Theo tiết 1.3.4 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.3. Giải thích thuật ngữ:
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
1.3.4. Lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu là lượng phế liệu thủy tinh do một tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu (sau đây gọi tắt là đăng ký kiểm tra) một lần để được nhập khẩu vào Việt Nam.
...
Theo đó, phế liệu thủy tinh được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất là phế liệu thủy tinh do một tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu (sau đây gọi tắt là đăng ký kiểm tra) một lần để được nhập khẩu vào Việt Nam.
Phế liệu thủy tinh được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (Hình từ Internet)
Phế liệu thủy tinh được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc xuất xứ như thế nào?
Theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.2. Quy định về loại phế liệu thủy tinh được phép nhập khẩu:
2.2.1. Phế liệu thủy tinh ở các hình dạng, kích thước khác nhau có mã HS thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2.2.2. Phế liệu thủy tinh có nguồn gốc, xuất xứ sau đây: là các sản phẩm hỏng từ các quá trình nấu thủy tinh hoặc sản xuất các sản phẩm thủy tinh; được lựa chọn, thu hồi từ các sản phẩm thủy tinh đã qua sử dụng nhưng đã được làm sạch dầu, mỡ, hóa chất, thực phẩm.
...
Theo đó, phế liệu thủy tinh được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải là các sản phẩm hỏng từ các quá trình nấu thủy tinh hoặc sản xuất các sản phẩm thủy tinh; được lựa chọn, thu hồi từ các sản phẩm thủy tinh đã qua sử dụng nhưng đã được làm sạch dầu, mỡ, hóa chất, thực phẩm.
Quy trình kiểm tra, giám định đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất như thế nào?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT, việc kiểm tra, giám định đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu được thực hiện thông qua kiểm tra bằng mắt thường hoặc kiểm tra, lấy mẫu phân tích. Cơ quan kiểm tra và tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động kiểm tra, giám định phế liệu thủy tinh nhập khẩu phải tuân thủ quy trình kiểm tra, giám định như sau:
* Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường:
(1) Hoạt động kiểm tra, giám định tại hiện trường được thực hiện bằng mắt thường đối với tất cả các công ten nơ hoặc khối hàng rời thuộc lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu; ước tính tỷ lệ tạp chất và kết hợp với thiết bị đo nhanh một số thông số đối với lô hàng phế liệu thủy tinh.
(2) Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường được thực hiện như sau:
- Kiểm tra tổng quát lô hàng: chủng loại, khối lượng phế liệu, chất lượng phế liệu nhập khẩu;
- Chụp ảnh các vị trí kiểm tra;
- Kiểm tra một số thông số bằng thiết bị đo nhanh tại hiện trường (đối với trường hợp phải thực hiện đo nhanh tại hiện trường);
- Kiểm tra tỷ lệ tạp chất: xác định loại tạp chất đi kèm, ước lượng tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng tạp chất đi kèm.
(3) Kết quả kiểm tra, giám định tại hiện trường được xử lý theo một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu thủy tinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, làm căn cứ để Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng của lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu để làm thủ tục thông quan theo quy định;
- Trường hợp lô hàng phế liệu nhập khẩu không phù hợp với Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu thủy tinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, để tiến hành xử lý theo quy định;
- Trường hợp chưa xác định được lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu phù hợp với Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT thì thực hiện theo tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT.
* Quy trình kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích:
(1) Việc lấy mẫu để phân tích, đánh giá chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu phù hợp với Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT được thực hiện như sau:
- Tiến hành lấy mẫu đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu theo phương pháp tại tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT. Chụp ảnh tất cả các vị trí kiểm tra và các vị trí lấy mẫu;
- Xác định, đánh giá các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT. Trường hợp có sử dụng kết quả phân tích của các tổ chức thử nghiệm thì kết quả này phải được thực hiện bởi tổ chức quy định tại Mục 4.4;
- Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu phải lấy từ 02 mẫu đại diện trở lên theo quy định tại tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT thì kết quả giám định đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu là giá trị trung bình của các kết quả phân tích mẫu đại diện.
(2) Kết quả kiểm tra, lấy mẫu phân tích chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu được xử lý theo một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu thủy tinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, làm căn cứ để Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng của lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu để làm thủ tục thông quan theo quy định;
- Trường hợp lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu không phù hợp với Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2018/BTNMT về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu thủy tinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, để tiến hành xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.