Phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn cần phải điều trị triệt để ra sao? Vết thương bàn tay không phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn thì có bị tàn phế không?
Phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn cần phải điều trị triệt để ra sao?
Phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
THƯƠNG TÍCH BÀN TAY GIẢN ĐƠN
...
3. Điều trị triệt để:
3.1. Vết thương gẫy xương bàn, ngón tay
- Xử trí theo nguyên tắc của gây xương hở nói chung
- Sau khi cắt lọc sạch, lấy bỏ xương vỡ rời, có thể điều trị bảo tồn hay cắt bỏ.
- Điều trị bảo tồn có thể dùng nẹp nhôm kiểu Iselin hoặc nẹp bằng dây thép uốn cong theo kiểu Beler. Hoặc áp dụng phương pháp kết hợp xương bằng xuyên kim Kirschner.
- Thời gian giữ nẹp và để kim trong 3 - 4 tuần.
- Phải bất động ở tư thế cơ năng: cổ tay duỗi, các ngón tay gấp.
3.2. Vết thương khớp bàn ngón tay
- Sau khi cắt lọc sạch vết thương cần khâu kín bao khớp.
- Bất động khớp trong 1 tuần.
- Nếu vết thương nhiễm khuẩn viêm khớp, mổ dẫn lưu mủ.
3.3. Xử trí vết thương thần kinh ở bàn và ngón tay
- Vết thương thần kinh cần được khâu nối ngay. Tùy theo dây thần kinh, khả năng phục hồi và điều kiện vết thương sạch hay bẩn. Nếu không khâu nối ngay gây đau, rối loạn dinh dưỡng..
- Nếu không đủ điều kiện khâu nối ngay tìm hai đầu thần kinh khâu đính dưới da để tránh co rút sau đó khâu phục hồi thì 2.
- Dùng kim chỉ nhỏ khâu xuyên qua lớp vỏ bọc dây thần kinh
- Hiện nay phẫu thuật thần kinh mang lại nhiều kết quả khả quan do sự phát triển của vi phẫu thuật, thường nối riêng từng có nhỏ thần kinh.
3.4. Xử trí vết thương gân
- Vết thương gân đòi hỏi phải xử trí trong điều kiện vô khuẩn, vết thương sạch, phẫu thuật viên chuyên khoa.
- Khâu ngay thì đầu: vết thương gọn, sạch, đến sớm, có điều kiện dụng cụ và phẫu thuật viên chuyên khoa.
- Không khâu nối: Vết thương dập nát, nhiều dị vật, đến muộn, nhiều gân bị đứt, điều kiện trang thiết bị thiếu, phẫu thuật viên không có kinh nghiệm chuyên khoa.
- Đường rạch từ gân: tận dụng vết thương sẵn có và mở rộng vết thương bằng những đường rạch kéo dài hai mép vết thương.
* Kỹ thuật khâu:
- Xử trí vết thương gân thường phức tạp nhất là gân gấp.
- Phải để hai đầu gân đính với nhau thật nhỏ, không gây phản ứng xơ dính xung quanh để sau này gân di động dễ dàng.
- Chỉ khâu gân: chỉ liền kim nhỏ, chắc chắn.
- Kỹ thuật khâu: Có thể áp dụng kỹ thuật khâu của Cuneo, Iselin, Sterning-Bunell
- Sau khi nối gân phải bất động chi ở tư thế trùng gân.
...
Như vậy, theo quy định thì việc phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn cần phải điều trị triệt để thực hiện như trên.
Phẫu thuật
Vết thương bàn tay không phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn thì có bị tàn phế không?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
THƯƠNG TÍCH BÀN TAY GIẢN ĐƠN
I. ĐẠI CƯƠNG
...
Đặc điểm vết thương bàn tay:
1. Vết thương bàn tay rất dễ nhiễm trùng do các yếu tố.
- Thiếu các bó cơ tim như ở đùi hoặc thiếu các màng che như màng bụng.
- Bàn tay có chức năng cầm nắm, bao gồm nhiều bộ phận tạo thành đều rất bé nhỏ. Đảm bảo những chức năng quan trọng. Khi bị tổn thương dễ bị nhiễm trúng.
- Bàn tay luôn vận động, nhiều bộ phận kề nhau mà có rất ít tổ chức đệm ngăn cách nên khi nhiễm khuẩn dễ lan sâu, dọc theo bao gân tới ngón tay và cẳng tay.
- Bàn tay bị tổn thương thường dập nát, nguyên nhân chính do tai nạn lao động như máy, bủa, dao, cuốc, thuổng...ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như hai nạn giao thông, tai nạn do hỏa khí, tai nạn sinh hoạt. Các thành phần cấu tạo bàn tay bị giập nát, làm tăng tiết chất dịch, gây trạng thái phù nề.
- Nếu quá trình phù nề kéo dài thì các nguyên bào sợi sẽ xâm nhập tổ chức gây xơ cứng và ngăn cản sự phục hồi tổ chức. Do đó một vết thương bàn tay nhiều khi tổn thương giải phẫu mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng chức năng bàn tay giảm đi nhiều.
- Nhiều vết thương nhỏ ở bàn tay như vết chọc, đâm xước, đứt tay thường không phải xử trí bằng phẫu thuật nhưng nếu coi thường hoặc không được đánh giá đúng đã có biến chứng viêm tấy bàn tay. Những vết thương do súc vật cào cấu hay bị hoại tử, hoại thư.
2. Vết thương bản tay dễ ảnh hưởng tới chức năng của bàn tay nhiều khi tàn phế
- Xơ cứng tổ chức sau khi phẫu thuật. Thần kinh cảm giác vùng bàn tay rất nhạy cảm. Tổn thương thần kinh không những làm ngón tay mất cảm giác mà còn gây đau do cục thần kinh và rối loạn dinh dưỡng tám tổ chức xơ cứng.
- Cấu tạo bàn tay vô cùng phức tạp. Phẫu trường nhỏ phẫu thuật nhiều khi khó khăn, ngay cả trong khi phẫu thuật không đánh giá đúng thương tổn.
3. Vết thương bàn tay dễ dế lại di chứng như sẹo co dính ngón, dính gân, cứng khớp ngón tay, cổ tay, cụt mất đốt, mất ngón.
4.Việc điều trị vết thương bàn tay đòi hỏi nắm vững giải phẫu bàn tay, kỹ thuật phẫu thuật tinh vi.Đánh giá được đầy đủ các thương tổn. Phục hồi về hình thái giải phẫu.
5. Phục hồi chức năng của chi rất quan trọng nhằm hạn chế những biến chứng và di chứng của bàn tay với mục đích phục hồi chức năng của bàn tay.
Theo đó, vết thương bản tay dễ ảnh hưởng tới chức năng của bàn tay nhiều khi tàn phế
Xơ cứng tổ chức sau khi phẫu thuật. Thần kinh cảm giác vùng bàn tay rất nhạy cảm. Tổn thương thần kinh không những làm ngón tay mất cảm giác mà còn gây đau do cục thần kinh và rối loạn dinh dưỡng tám tổ chức xơ cứng.
Cấu tạo bàn tay vô cùng phức tạp. Phẫu trường nhỏ phẫu thuật nhiều khi khó khăn, ngay cả trong khi phẫu thuật không đánh giá đúng thương tổn.
Như vậy, việc vết thương bàn tay không phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn thì có nguy cơ cao có thể sẽ dẫn đến tàn phế.
Phục hồi cơ năng sau phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
THƯƠNG TÍCH BÀN TAY GIẢN ĐƠN
...
4. Bất động và phục hồi cơ năng sau mổ
- Trong phẫu thuật bàn tay việc cầm máu kĩ trong khi mổ, băng ép, bất động và treo tay cao trong 24 - 48 giờ đầu là biện pháp tích cực nhất để chống phù nề và chống nhiễm khuẩn.
- Các khớp của bàn tay rất dễ bị cứng nhất là ngón cái. Sau thế gian bất động phải tập vận động gấp duỗi chi với động tác tăng dần. Sự tập luyện này phải thường xuyên, liên tục mở mong phục hồi được chức năng của bàn tay.
Theo đó, phục hồi cơ năng sau phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn sẽ thực hiện trong phẫu thuật bàn tay việc cầm máu kĩ trong khi mổ, băng ép, bất động và treo tay cao trong 24 - 48 giờ đầu là biện pháp tích cực nhất để chống phù nề và chống nhiễm khuẩn.
Lúc này ác khớp của bàn tay rất dễ bị cứng nhất là ngón cái. Sau thế gian bất động phải tập vận động gấp duỗi chi với động tác tăng dần. Sự tập luyện này phải thường xuyên, liên tục mở mong phục hồi được chức năng của bàn tay.
Như vậy, việc phục hồi cơ năng sau phẫu thuật thương tích bàn tay giản đơn rất quan trọng và ần thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.