Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt do ai thực hiện? Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt được tiến hành như thế nào?
Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt có được chỉ định trong trường hợp ung thư hốc mắt không? Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục I và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT NẠO VÉT TỔ CHỨC HỐC MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt là phẫu thuật nhằm lấy hết tổ chức ung thư trong hốc mắt kể cả nhãn cầu.
II. CHỈ ĐỊNH
- Ung thư mi mắt lan vào hốc mắt.
- Ung thư hốc mắt.
- Ung thư từ nhãn cầu xâm lấn hốc mắt (ung thư nguyên bào võng mạc).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hốc mắt.
- Dao điện, máy hút.
- Chuẩn bị máu để truyền.
3. Người bệnh
- Chụp phim Xquang, tốt nhất là chụp CT để xác định tổn thương u và tổn thương xương hốc mắt.
- Các xét nghiệm theo quy định.
- Chụp phổi, siêu âm gan nếu cần thiết.
- Người bệnh và người nhà được giải thích kỹ về bệnh, tiên lượng, phương pháp điều trị, thẩm mỹ sau phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế.
Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt là phẫu thuật nhằm lấy hết tổ chức ung thư trong hốc mắt kể cả nhãn cầu.
Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt có được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Ung thư mi mắt lan vào hốc mắt.
- Ung thư hốc mắt.
- Ung thư từ nhãn cầu xâm lấn hốc mắt (ung thư nguyên bào võng mạc).
Như vậy, phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt được chỉ định trong trường hợp ung thư hốc mắt.
Người thực hiện phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt là bác sĩ chuyên khoa Mắt.
Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt (Hình từ Internet)
Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt được tiến hành như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT NẠO VÉT TỔ CHỨC HỐC MẮT
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây mê + gây tê hậu nhãn cầu.
3.2. Tiến hành phẫu thuật
- Dùng dao hoặc dao điện cắt bỏ 2 mi theo bờ hốc mắt nếu có chỉ định cắt bỏ mi.
- Dùng kéo cong đầu tù cắt bỏ tổ chức hốc mắt và nhãn cầu.
- Lấy hết màng xương hốc mắt.
- Cầm máu bằng dao điện.
- Đặt gelaspon cầm máu.
- Đặt bấc ép cầm máu.
- Rút bấc sau 48 giờ.
- Làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.
Như vậy, phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt được tiến hành như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
- Gây mê + gây tê hậu nhãn cầu.
- Tiến hành phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt như sau:
+ Dùng dao hoặc dao điện cắt bỏ 2 mi theo bờ hốc mắt nếu có chỉ định cắt bỏ mi.
+ Dùng kéo cong đầu tù cắt bỏ tổ chức hốc mắt và nhãn cầu.
+ Lấy hết màng xương hốc mắt.
+ Cầm máu bằng dao điện.
+ Đặt gelaspon cầm máu.
+ Đặt bấc ép cầm máu.
+ Rút bấc sau 48 giờ.
+ Làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.
Trong và sau phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt có thể có những biến chứng như thế nào?
Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT NẠO VÉT TỔ CHỨC HỐC MẮT
...
VI. THEO DÕI
- Theo dõi toàn thân trong 24 giờ: mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Theo dõi vết phẫu thuật.
- Kháng sinh toàn thân.
VII. XỬ LÝ TAI BIẾN
1. Trong phẫu thuật
- Thủng thành xương hốc mắt: cần cẩn thận có thể thủng vào sọ não.
- Chảy máu: cầm máu bằng dao điện
2. Sau phẫu thuật
Chảy máu: cầm máu (Băng ép, có thể phải chuyển lên phòng phẫu thuật để kiểm tra và cầm máu lại). Dùng các thuốc như cầm máu (như transamin tĩnh mạch).
Như vậy, trong phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt có những tai biến sau:
- Thủng thành xương hốc mắt: cần cẩn thận có thể thủng vào sọ não.
- Chảy máu: cầm máu bằng dao điện
Sau phẫu thuật có những tai biến sau:
Chảy máu: cầm máu (Băng ép, có thể phải chuyển lên phòng phẫu thuật để kiểm tra và cầm máu lại). Dùng các thuốc như cầm máu (như transamin tĩnh mạch).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.