Phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi là như thế nào? Phẫu thuật được chỉ định cho người bệnh khi nào?
Phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi là như thế nào?
Phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT LẠI TRONG CÁC BỆNH LÝ MẠCH MÁU NGOẠI VI
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là phẫu thuật mạch máu áp dụng cho tổn thương đã có phẫu thuật cũ của hệ mạch máu ngoại vi: chi trên và chi dưới.
- Đa phần cần sử dụng vật liệu thay thế mạch, có thể là tự thân (TM hiển) hoặc mạch nhân tạo.
Phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi sẽ được hiểu là phẫu thuật mạch máu áp dụng cho tổn thương đã có phẫu thuật cũ của hệ mạch máu ngoại vi: chi trên và chi dưới.
Đa phần cần sử dụng vật liệu thay thế mạch, có thể là tự thân (TM hiển) hoặc mạch nhân tạo.
Phẫu thuật (hình từ internet)
Phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi được chỉ định cho người bệnh khi nào?
Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT LẠI TRONG CÁC BỆNH LÝ MẠCH MÁU NGOẠI VI
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý mạch máu ngoại vi đã phẫu thuật có biểu hiện thiếu máu chi cấp tính hoặc mạn tính.
- Bệnh lý mạch máu ngoại vi đã phẫu thuật có chảy máu không cầm.
Theo đó, phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi sẽ được chỉ định đối với người bệnh khi họ có bệnh lý mạch máu ngoại vi đã phẫu thuật có biểu hiện thiếu máu chi cấp tính hoặc mạn tính. Bệnh lý mạch máu ngoại vi đã phẫu thuật có chảy máu không cầm.
Các bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi ra sao?
Căn cứ theo Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật lại trong các bệnh lý mạch máu ngoại vi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT LẠI TRONG CÁC BỆNH LÝ MẠCH MÁU NGOẠI VI
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: gồm 2 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 1 đến 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.
- Kíp gây mê: bác sĩ gây mê và 1 trợ thủ.
2. Người bệnh:
Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ cấp cứu hoặc có chuẩn bị. Giải thích Người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
3. Phương tiện:
- Dụng cụ phẫu thuật:
+ Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu
+ Sonde forgaty để lấy huyết khối
+ Dụng cụ bóc nội mạc mạch máu: Spatule
+ Mạch nhân tạo nếu cần thiết
- Phương tiện gây mê: Gây mê nội khí quản hoặc tê vùng (đám rối cánh tay, tủy sống)
4. Hồ sơ bệnh án:
Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung của phẫu thuật (siêu âm, xét nghiệm, x quang …). Đầy đủ thủ tục pháp lý (xác nhận chỉ định phẫu thuật của bác sỹ trưởng khoa, lãnh đạo…).
- Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:
+ X-quang ngực thẳng
+ Nhóm máu
+ Công thức máu toàn bộ
+ Chức năng đông máu cầm máu toàn bộ
+ Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận
+ Điện giải đồ
+ Xét nghiệm nước tiểu
...
Theo đó, các bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật lại sẽ bao gồm:
Bước 1 về người thực hiện: gồm 2 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 1 đến 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.
- Kíp gây mê: bác sĩ gây mê và 1 trợ thủ.
Bước 2. về người bệnh:
Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ cấp cứu hoặc có chuẩn bị. Giải thích Người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
Bước 3. về phương tiện:
- Dụng cụ phẫu thuật:
+ Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu
+ Sonde forgaty để lấy huyết khối
+ Dụng cụ bóc nội mạc mạch máu: Spatule
+ Mạch nhân tạo nếu cần thiết
- Phương tiện gây mê: Gây mê nội khí quản hoặc tê vùng (đám rối cánh tay, tủy sống)
Bước 4. về hồ sơ bệnh án:
Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung của phẫu thuật (siêu âm, xét nghiệm, x quang …). Đầy đủ thủ tục pháp lý (xác nhận chỉ định phẫu thuật của bác sỹ trưởng khoa, lãnh đạo…).
- Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:
+ X-quang ngực thẳng
+ Nhóm máu
+ Công thức máu toàn bộ
+ Chức năng đông máu cầm máu toàn bộ
+ Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận
+ Điện giải đồ
+ Xét nghiệm nước tiểu
Như vậy, trước khi thực hiện phẫu thuật thì cần phải chuẩn bị theo các bước trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.