Phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em là như thế nào? Chỉ định khi nào có trường hợp nào không được thực hiện không?
Phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em là như thế nào?
Phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU NGOẠI VI Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là phẫu thuật mạch máu khó do mạch nhỏ, hiện tượng co thắt mạch nặng nề.
- Khó khăn trong gây mê hồi sức do người bệnh không hợp tác, luôn cần gây mê
- Mạch máu tổn thương cần được xử lý để phục hồi lại lưu thông mạch máu.
...
Theo đó, phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em sẽ được hiểu như sau:
- Là phẫu thuật mạch máu khó do mạch nhỏ, hiện tượng co thắt mạch nặng nề.
- Khó khăn trong gây mê hồi sức do người bệnh không hợp tác, luôn cần gây mê
- Mạch máu tổn thương cần được xử lý để phục hồi lại lưu thông mạch máu.
Như phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em là phẫu thuật mạch máu khó do mạch nhỏ, hiện tượng co thắt mạch nặng nề.
Phẫu thuật (hình từ internet)
Điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em sẽ chỉ định khi nào có trường hợp nào không được thực hiện không?
Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU NGOẠI VI Ở TRẺ EM
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Vết thương mạch máu đang chảy máu.
- Chấn thương, vết thương mạch máu có biểu hiện thiếu máu cấp tính chi.
- Các chấn thương, vết thương cũ có biểu hiện thiếu máu mạn tính.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Có dấu hiệu thiếu máu không hồi phục.
- Người bệnh thiếu máu ở giai đoạn muộn, nguy cơ hội chứng tái tưới máu cao có thể ảnh hưởng đến tính mạng (đặc biệt mạch máu lớn)
...
Theo đó, các trường hợp chỉ định cho người bệnh có thể thực hiện là:
- Vết thương mạch máu đang chảy máu.
- Chấn thương, vết thương mạch máu có biểu hiện thiếu máu cấp tính chi.
- Các chấn thương, vết thương cũ có biểu hiện thiếu máu mạn tính.
Bên cạnh đó sẽ có những trường hợp chống chỉ định bao gồm:
- Có dấu hiệu thiếu máu không hồi phục.
- Người bệnh thiếu máu ở giai đoạn muộn, nguy cơ hội chứng tái tưới máu cao có thể ảnh hưởng đến tính mạng (đặc biệt mạch máu lớn).
Như vậy, có thể thấy rằng người bệnh nếu thuộc trường hợp chỉ định thì thực hiện phẫu thuật bình thường.
Tuy nhiên nếu người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định thì có thể sẽ không thực hiện được.
Phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi thì người thực hiện sẽ là ai?
Căn cứ theo Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị chấn thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU NGOẠI VI Ở TRẺ EM
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: gồm 2 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 1 đến 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.
- Kíp gây mê: bác sĩ gây mê và 1 trợ thủ.
2. Người bệnh:
Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ cấp cứu. Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
3. Phương tiện:
- Dụng cụ phẫu thuật: Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu
- Phương tiện gây mê: Trẻ em cần gây mê nội khí quản
4. Hồ sơ bệnh án:
- Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung của phẫu thuật (siêu âm, xét nghiệm, x quang …). Đầy đủ thủ tục pháp lý (xác nhận cấp cứu của bác sỹ trực trưởng tua, lãnh đạo…). Có thể hoàn thành các bước này sau nếu người bệnh tối cấp cứu.
- Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:
+ X-quang ngực thẳng
+ Nhóm máu
+ Công thức máu toàn bộ
+ Chức năng đông máu cầm máu toàn bộ
+ Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận
+ Điện giải đồ
+ Xét nghiệm nước tiểu
...
Như vậy, theo quy định về các bước thực hiện như trên thì có thể thấy rằng người thực hiện: gồm 2 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch, 1 đến 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài.
- Kíp gây mê: bác sĩ gây mê và 1 trợ thủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.