Phát tán clip quay lén tắm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì? Bị người khác quay lén tắm thì xử lý thế nào?
Phát tán clip quay lén tắm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì?
Xem thêm: ONS là gì? FWB là gì?
>> Hack camera an ninh đi bao nhiêu năm tù?
Người có hành vi phát tán clip quay lén tắm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh như:
(1) Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Nếu cá nhân có hành vi phát tán clip quay lén tắm của người khác để nhằm mục đích truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thì có thể bị về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 124 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
Người bị kết án về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có thể chịu mức án cao nhất từ từ 07 năm đến 15 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
(2) Tội làm nhục người khác
Nếu cá nhân có hành vi phát tán clip quay lén tắm của người khác để nhằm mục đích làm nhục họ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Người bị kết án về tội làm nhục người khác có thể chịu mức án cao nhất từ 02 năm đến 05 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phát tán clip quay lén tắm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì? (Hình từ Intenet)
Bị người khác quay lén tắm thì xử lý như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
...
Theo quy định vừa nêu trên thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của chính mình. Việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp, cá nhân bị một người khác quy lén tắm thì tức là đối tượng này đã có hành vi sử dụng các hình ảnh của người bị quay lén tắm khi chưa được người đó đồng ý, đây là hành vi trái pháp luật.
Trong trường hợp phát hiện ra người quay lén, các bên có thể thỏa thuận để giải quyết vụ việc nếu người quay lén chưa sử dụng các hình ảnh quay lén đó để gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Nếu người quay lén đã sử dụng những hình ảnh quay lén tắm vào một mục đích cụ thể nào đó (chia sẻ cho người khác, phát tán lên mạng,...) thì người bị hại có thể làm đơn khởi kiện, đề nghị bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó.
Bị người khác quay lén tắm thì người bị hại có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại không?
Căn cứ Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ
Nếu người bị hại chứng minh được quyền lợi bị thiệt hại, đời tư bị xâm phạm thì có quyền yêu cầu khởi kiện để bồi thường thiệt hại khi đã xâm phạm đến quyền bí mật đời tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.