Phát huy giá trị địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm những nội dung nào theo quy định?
Phát huy giá trị địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:
Bảo vệ, quản lý, xử lý địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật
1. Sau khi kết thúc thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan quản lý trực tiếp địa điểm khảo cổ chịu trách nhiệm xây dựng phương án bảo vệ, quản lý, phát huy giá trị địa điểm khảo cổ đã được thăm dò, khai quật.
2. Nội dung việc bảo vệ, quản lý, phát huy giá trị địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm:
a) Áp dụng các biện pháp bảo quản các phế tích kiến trúc, di vật và các dấu vết khảo cổ khác mà không thể di dời;
b) Tiến hành lấp hố khai quật đến cao độ mặt bằng khu đất trước khi thăm dò, khai quật, trừ trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hố khai quật để phục vụ cho việc nghiên cứu, trưng bày về địa điểm khảo cổ;
c) Cắm mốc giới đánh dấu vị trí hố khai quật và đặt biển chỉ dẫn về địa điểm khảo cổ. Biển chỉ dẫn ghi rõ tên địa điểm khảo cổ, năm khai quật, kinh độ, vĩ độ của hố khai quật.
3. Trường hợp xét thấy địa điểm khảo cổ có đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có địa điểm khảo cổ có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng di tích khảo cổ theo quy định.
Theo đó, bảo vệ địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm những nội dung sau:
- Áp dụng các biện pháp bảo quản các phế tích kiến trúc, di vật và các dấu vết khảo cổ khác mà không thể di dời;
- Tiến hành lấp hố khai quật đến cao độ mặt bằng khu đất trước khi thăm dò, khai quật, trừ trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hố khai quật để phục vụ cho việc nghiên cứu, trưng bày về địa điểm khảo cổ;
- Cắm mốc giới đánh dấu vị trí hố khai quật và đặt biển chỉ dẫn về địa điểm khảo cổ. Biển chỉ dẫn ghi rõ tên địa điểm khảo cổ, năm khai quật, kinh độ, vĩ độ của hố khai quật.
Địa điểm khảo cổ (Hình từ internet)
Khi tiếp nhận thông tin về việc phát hiện địa điểm khảo cổ cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 7 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định cụ thể:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền khi tiếp nhận thông tin về việc phát hiện địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ
1. Khi được tổ chức, cá nhân thông báo về việc phát hiện địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ hoặc giao nộp di vật khảo cổ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Quy chế này phải kịp thời cử người tiếp và ghi nhận đầy đủ thông tin và tổ chức việc bảo vệ, bảo quản di vật khảo cổ.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp nhận thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin về địa điểm khảo cổ và di vật khảo cổ được phát hiện, giao nộp, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Phòng Văn hoá và Thông tin. Sau đó, Phòng Văn hoá và Thông tin phải kịp thời báo cáo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổ chức việc quản lý và bảo vệ.
2. Việc tiếp nhận thông tin về địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ và việc giao nhận di vật khảo cổ phải được lập thành văn bản (mẫu Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quy chế này).
3. Triển khai kịp thời hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các biện pháp bảo vệ địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ được phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.
Theo đó,
- Khi được tổ chức, cá nhân thông báo về việc phát hiện di vật khảo cổ hoặc giao nộp di vật khảo cổ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Quy chế này phải kịp thời cử người tiếp và ghi nhận đầy đủ thông tin và tổ chức việc bảo vệ, bảo quản di vật khảo cổ.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp nhận thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin về địa điểm khảo cổ và di vật khảo cổ được phát hiện, giao nộp, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Phòng Văn hoá và Thông tin. Sau đó, Phòng Văn hoá và Thông tin phải kịp thời báo cáo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổ chức việc quản lý và bảo vệ.
- Việc tiếp nhận thông tin về di vật khảo cổ và việc giao nhận di vật khảo cổ phải được lập thành văn bản (mẫu Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL).
- Triển khai kịp thời hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các biện pháp bảo vệ di vật khảo cổ được phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.
Cục Di sản văn hoá có trách nhiệm gì trong việc phát hiện địa điểm khảo cổ?
Theo Điều 10 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:
- Trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.
- Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc cấp phép thăm dò khảo cổ, khai quật khảo cổ và cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ.
- Thẩm định các dự án thăm dò, khai quật khảo cổ trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, thỏa thuận.
- Thẩm định hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia các địa điểm khảo cổ trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng.
- Chỉ đạo và hướng dẫn công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ và khai quật địa điểm khảo cổ; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao sự hiểu biết về kỹ thuật bảo quản địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.
- Tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc bảo vệ và phát huy giá trị địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.
- Kiểm tra hoạt động thăm dò, khai quật khảo cổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.