Cá nhân có trách nhiệm gì khi phát hiện ra cổ vật? Phát hiện ra cổ vật, di vật thì có được khen thưởng hay không? Mức tiền thưởng là bao nhiêu?
Cổ vật, di vật là gì?
Theo khoản 5 và khoản 6 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001, khái niệm về di vật, cổ vật được quy định cụ thể như sau:
"[...] 5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên."
Theo đó, di vật và cổ vật đều là những hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Riêng cổ vật là có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Tại Điều 6 Luật di sản văn hóa 2001 quy định như sau: Mọi di sản văn hoá ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc “sở hữu Nhà nước”.
Cá nhân có trách nhiệm gì khi phát hiện ra cổ vật?
Căn cứ quy định Điều 14 Luật di sản văn hóa 2001, tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Do đó, khi cháu gái của chị Ngọc phát hiện ra cổ vật (cụ thể ở đây là cái lư đồng) thì phải thông kịp thời về địa điểm nơi phát hiện cổ vật do mình tìm thấy được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận.
Cá nhân có trách nhiệm gì khi phát hiện ra cổ vật? Phát hiện ra cổ vật, di vật thì có được khen thưởng hay không?
Phát hiện ra cổ vật, di vật thì có được khen thưởng hay không? Mức tiền thưởng là bao nhiêu?
Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về mức thưởng cho cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm như sau:
"5. Mức chi thưởng cho tổ chức cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm và tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
a) Tổ chức, cá nhân được thưởng trong các trường hợp sau đây:
- Ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
b) Mức tiền thưởng đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia thì mức tiền thưởng được tính theo phương pháp lũy thoái từng Phần, cụ thể như sau:
+ Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
+ Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%; […]"
Như vậy, với trường hợp trên, cháu gái của anh Ngọc phát hiện ra cổ vật có giá trị là lư đồng thì giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy theo giá trị của cổ vật, cháu gái anh có thể được khen thưởng với mức tiền thưởng được quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.