Phát hiện hành vi vi phạm phòng chống mua bán người thông qua việc thanh tra như thế nào? Tố giác hành vi vi phạm này thì sẽ được giải quyết ra sao?
Phát hiện hành vi vi phạm phòng chống mua bán người thông qua việc thanh tra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Phát hiện hành vi vi phạm thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra
1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; trường hợp phát hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra chủ động phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
Theo đó, quy định trên nói rằng phát hiện hành vi vi phạm phòng chống mua bán người thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra như sau:
+ Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; trường hợp phát hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra chủ động phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
Phòng chống mua bán người (Hình từ Internet)
Phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm phòng chống mua bán người thông qua hoạt động nghiệp vụ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm thông qua hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm
Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ phòng, chống mua bán người có trách nhiệm thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này tại các địa bàn được phân công phụ trách;
2. Áp dụng biện pháp nghiệp vụ trinh sát theo quy định để phát hiện, ngăn chặn các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này;
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này;
4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ nạn nhân, người tố giác, người làm chứng, người thân thích của họ khi bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
Bên cạnh đó từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
...
Như vậy, việc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm phòng chống mua bán người thông qua hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm thực hiện theo quy định trên của pháp luật.
Tố giác hành vi vi phạm phòng chống mua bán người thì việc giải quyết sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Giải quyết tin báo, tố giác, tố cáo hành vi vi phạm
1. Việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm mua bán người được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được thực hiện theo pháp luật về tố cáo.
Theo đó, việc giải quyết tin báo, tố cáo, tố giác hành vi vi phạm thực hiện như sau:
+ Giải quyết tin báo, tố giác, tố cáo hành vi vi phạm
+ Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được thực hiện theo pháp luật về tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.