Pháp nhân thương mại là doanh nghiệp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ hoặc thu hồi con dấu hay không?

Chào ban biên tập, cho tôi hỏi theo quy định mới về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại, thì pháp nhân thương mại là doanh nghiệp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ hoặc thu hồi con dấu hay không? Khi tiến hành tạm giữ tài liệu, chứng từ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thì cơ quan thi hành án làm những việc gì?

Doanh nghiệp có được xem là một pháp nhân thương mại hay không?

Tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về pháp nhân thương mại như sau:

"Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan."

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy doanh nghiệp cũng được xem là một pháp nhân thương mại.

Pháp nhân thương mại là doanh nghiệp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ hoặc thu hồi con dấu hay không?

Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu được quy định tại Điều 36 Nghị định 44/2020/NĐ-CP như sau:

"Điều 36. Trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu
1. Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại có thể được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Chỉ tạm giữ những tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử liên quan đến lĩnh vực hoạt động của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại được áp dụng trong trường hợp thi hành cưỡng chế chấp hành hình phạt đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động."

Theo đó, pháp nhân thương mại là doanh nghiệp vẫn có thể bị áp dụng các biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu nếu thuộc các trường hợp luật định nêu trên. Riêng đối với trường hợp tạm giữ tài liệu, chứng từ thì chỉ áp dụng đối với những tài liệu, chứng từ liên quan đến lĩnh vực hoạt động của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Pháp nhân thương mại là doanh nghiệp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ hoặc thu hồi con dấu hay không?

Pháp nhân thương mại là doanh nghiệp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ hoặc thu hồi con dấu hay không?

Cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại là doanh nghiệp như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định quá trình thực hiện niêm phong tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại khi thi hành thi hành Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu như sau:

"Điều 38. Tổ chức thi hành Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại
..
2. Thực hiện niêm phong tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại
a) Kiểm tra để mô tả cụ thể, đầy đủ, chính xác thực trạng tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại vào biên bản niêm phong;
b) Đóng gói hoặc đóng kín tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại cần niêm phong;
c) Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thực hiện niêm phong phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại và đại diện chính quyền địa phương nơi tổ chức niêm phong. Những người nêu trên phải ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) vào giấy niêm phong (viết hoặc điểm chỉ bằng mực khó phai);
d) Dán giấy niêm phong
Đối với tài liệu, chứng từ thì phải dán giấy niêm phong đè lên những phần có thể mở được để lấy tài liệu, chứng từ hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của tài liệu, chứng từ.
Đối với thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại thì phải dán giấy niêm phong đè lên những phần quan trọng có tính xác định nguồn gốc, xuất xứ.
Tùy từng trường hợp cụ thể, phải có hình thức bảo vệ giấy niêm phong cho phù hợp với điều kiện vận chuyển và bảo quản;
đ) Kết thúc niêm phong tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại
Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền lập biên bản niêm phong. Biên bản phải mô tả đúng số lượng, đặc điểm, thực trạng của tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại trước và sau khi niêm phong, có đầy đủ chữ ký, họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) của người tổ chức thực hiện, tham gia niêm phong, tạm giữ hoặc thu hồi. Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản đưa vào hồ sơ thi hành án và 01 bản giao cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại từ chối ký vào biên bản, giấy niêm phong thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền phải ghi vào biên bản.
Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại bị niêm phong, tạm giữ hoặc thu hồi đã được thông báo nhưng không có mặt, thì cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền vẫn tổ chức thực hiện niêm phong, tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu nhưng phải ghi rõ vào biên bản.
.."

Như vậy, doanh nghiệp có thể xem là một pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, khi thuộc các trường hợp luật định nêu trên, pháp nhân thương mại là doanh nghiệp có thể bị áp dụng các biện pháp tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu. Quá trình thực hiện được quy định cụ thể như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

702 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào