Pháp nhân thương mại cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán bị xử lý hình sự như thế nào?
- Pháp nhân thương mại cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán bị xử lý hình sự như thế nào?
- Nhà nước có khoan hồng đối với pháp nhân thương mại phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra vụ án không?
- Có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội?
Pháp nhân thương mại cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán bị xử lý hình sự như thế nào?
Căn cứ vào Điều 209 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán như sau:
Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán
1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, pháp nhân thương mại có hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán như sau:
Khung hình phạt 1: Pháp nhân thương mại cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung hình phạt 2: Pháp nhân thương mại phạm tội trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng:
- Có tổ chức;
- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Hoạt động chứng khoán (Hình từ Internet)
Nhà nước có khoan hồng đối với pháp nhân thương mại phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra vụ án không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:
Nguyên tắc xử lý
...
2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Như vậy, nhà nước sẽ khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Bên cạnh đó, việc pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra vụ án thì cũng là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại.
Có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội?
Căn cứ vào Điều 84 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
d) Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
đ) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội bao gồm:
- Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
- Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.