Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?

Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không? 04 Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012?

Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật?

Pháp luật là gì?

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật?

Hiện nay, có 4 hình thức thực hiện pháp luật như sau:

- Tuân thủ (tuân theo) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật không làm những điều mà pháp luật cấm.

Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này.

Ví dụ: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn (điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014);

- Thi hành (chấp hành) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những điều mà pháp luật quy định phải làm. (thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bằng hành động tích cực).

Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này.

Ví dụ: Nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

- Sử dụng (vận dụng) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực các hiện quyền của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện).

Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do pháp lý của các tổ chức, cá nhân được thực hiện ở hình thức này.

Ví dụ: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013

- Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền) tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật; hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Ở hình thức này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật luôn có sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay các cá nhân có thẩm quyền.

Ví dụ: Áp dụng pháp luật vào quy trình giải quyết thủ tục hành chính như: Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm quy định khi tham gia giao thông (vượt đèn đỏ, chở ba, không đội mũ bảo hiểm…)

Theo đó, hiện nay có 4 hình thức thi hành pháp luật là: Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật.

Lưu ý: Việc phân chia thành 4 hình thức thực hiện pháp luật nêu trên chỉ mang tính chất tương đối, có ý nghĩa chính về mặt lý luận bởi trong thực tiễn, các hình thức thực hiện pháp luật nêu trên không tồn tại riêng lẻ, mà thường được tiến hành đồng thời, lồng ghép vào nhau, hình thức này bao gồm cả hình thức khác khi các chủ thể thực thi quyền, nghĩa vụ của mình trong từng mối quan hệ pháp luật.

Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Xem sơ đồ văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam tại đây: Tải

Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?

Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không? (Hình từ Internet)

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?

Tại Điều 16 Hiến pháp 2013 đã quy định

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Bên cạnh đó, tại Điều 14 Hiến pháp 2013 thì:

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

04 Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật?

04 Chính sách của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, cụ thể như sau:

(1) Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.

(2) Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

(3) Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

(4) Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

108 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào