Pháp luật có cho phép việc góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không?
Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Theo khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, quy định về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Pháp luật có cho phép việc góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không?
Pháp luật có cho phép việc góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không?
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là:
“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”
Có thể thấy, quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những loại tài sản có thể dùng để góp vốn vào các doanh nghiệp, tổ chức. Do đó anh/chị có thể tham gia góp vốn làm ăn với bạn bằng nhãn hiệu đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Cách thức định giá tài sản góp vốn khi góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ thế nào?
Quyền sở hữu trí tuệ không mang trong mình giá trị hiện kim nhất định. Do đó, doanh nghiệp phải tiến hành định giá quyền sở hữu trí tuệ khi chấp nhận góp vốn bằng quyền này. Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về cách thức định giá tài sản như sau:
+ Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
+ Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.